TCT HƯNG THỊNH
08.38363939 - 0907775858
Hung Thinh Logo

253-255 Nguyễn Biểu, P2, Q5, TP.HCM.
Tel: 08.38363939 - Fax: 08.39234131
Hotline: 0907775858
Email: info@hungthinhgroup.net
Website: law.hungthinhgroup.net

Luật Mạnh Đức: Dịch vụ pháp lý
TIN CẬY - HIỆU QUẢ

  • Tư vấn Đầu tư
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn vụ việc dân sự, vụ án khác
  • Dân sự, Lao động, Kinh tế
  • Hành chính, Hôn nhân, Visa
  • Dịch thuật Anh-Hoa-Hàn
  • Kế-toán-Thuế doanh nghiệp
  • Tư vấn doanh nghiệp, ABTC-APEC
  • Các dịch vụ pháp lý khác
  • Hưng Thịnh | Luật Mạnh Đức | Dịch vụ pháp lý |Luật sư Tư vấn |Việc dân sự Vụ án |Văn bản pháp luật

    Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim

    CHẾ BIẾN SÂU QUẶNG TITAN VIỆT NAM, HIỆN TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN
    ThS. Nguyễn Thị Hồng Gấm
    KS. Đinh Bá Nấu

    1. Khái quát về quặng titan

    Titan là nguyên tố phổ biến thứ 9 và chiếm 0.6 % các nguyên trong vỏ trái đất. Có tới 70 khoáng vật, nhưng quan trọng hơn cả trong công nghiệp là khoáng vật ilmenit (có biến tính là leucoxen) và rutil (biến tính của nó là anataz, brukit), được phân bố rộng khắp trên Trái Đất và được khai thác chế biến ở hầu hết các châu lục.
     Quặng titan thông thường được khai thác từ 2 dạng quặng chính là quặng sa khoáng ven biển và quặng gốc. Quặng titan thường được chế biến và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: Pigment, Titan kim loại và hợp kim của chúng vv... (Hình 1). Trên thế giới có khoảng 90% titan sử dụng ở dạng pigment TiO2, chính là oxit TiO2. Nguyên liệu đầu vào cho ngành titan trong một số năm qua thể hiện tại bảng 1.
    Bảng 1. Sản lượng ilmenit, xỉ và rutil (tự nhiên và nhân tạo) toàn cầu (nguồn: USGS).
    Đơn vị: Tấn
    Năm Ilmenit Xỉ titan Rutil tự nhiên và nhân tạo
    2000 4.940.000 2.000.000 409.000
    2001 5.110.000 2.040.000 421.000
    2002 5.410.000 1.870.000 446.000
    2003 5.950.000 1.880.000 384.000
    2004 5.850.000 1.880.000 354.000
    2005 6.000.000 1.880.000 374.000
    2006 6.860.000 2.160.000 516.000
    2007 7.170.000 2.230.000 608.000
    2008 7.010.000 2.230.000 634.000
    2009 6.260.000 2.000.000 575.000
    2010 7.530.000 2.210.000 739.000
    2011 7.850.000 2.180.000 789.000
    2012 7.530.000 2.200.000 785.000
    Hình 1. Tổng quan về công nghệ chế biến và sử dụng sản phẩm từ công nghiệp khai thác chế biến quặng titan.

    2. Dự báo xu hướng phát triển thương mại các sản phẩm.

    Nhu cầu nguyên vạt liệu được chế biến và chế tạo từ khoáng sản titan được nêu trong Hình 2. Như vậy trên 90% được sử dụng để chế tạo bột màu titan. Trong bột màu titan thì có tới 58% sử dụng cho ngành sơn, 22 % cho ngành nhựa và 9% cho ngành giấy.
    + Ilmenit: Có giá trị thấp nhất nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thị phần lớn nhất trong số các nguyên liệu titan được giao dịch, đặc biệt với Trung Quốc. Hàng năm toàn cầu tiêu thụ khoảng 6,5-7 triệu tấn.
    + Xỉ titan: Tổng khối lượng xỉ titan toàn cầu khoảng 2 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 2/3 là xỉ titan đáp ứng yêu cầu để sản xuất pigment theo phương pháp clorua; Xỉ titan chất lượng clorua có xu hướng tăng dần, sẽ là nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất pigment TiO2 và titan kim loại; xỉ chất lượng sulphat cũng có xu hướng tăng, nhưng chỉ tăng chủ yếu ở thị trường Trung Quốc.
    + Rutil nhân tạo: Sản lượng tiêu thụ khoảng 800-900 ngàn tấn/năm, xu thế đang giảm dần và có thể sẽ được thay thế bởi xỉ clorua
    + Pigment TiO2: Nhu cầu hiện tại khoảng 5,5 triệu tấn/năm và sẽ đạt khoảng 6,5 triệu tấn vào 2015. Trên thị trường sẽ có cạnh tranh quyết liệt về giá với các nhà sản xuất Trung Quốc; về chất lượng với các nhà sản xuất Nhật Bản và Mỹ.
    + Titan kim loại: Nhu cầu giảm trong giai đoạn 2009-2012, nhưng sẽ tăng trong dài hạn.
    + Zircon: mỗi năm tiêu thụ gần 1,3 triệu tấn và hiện nay đạng thiếu hụt lớn giữa cung và cầu.
     
     

    3. Giới thiệu về công nghệ khai thác và chế biến các sản phẩm titan.

    3.1. Công nghệ khai thác và tuyển quặng

    Ở Việt Nam đã khai thác quặng titan từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đến nay phát triển khá mạnh mẽ cả về quy mô, công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến quặng titan.
    - Quặng titan-zircon được khai thác bằng phương pháp lộ thiên, công nghệ khai thác và tuyển tương tự như trên thế giới (cả khai thác khô-otô máy xúc và khai thác ướt, nhưng công suất modul nhỏ- Khai thác ướt với đầu hút đánh tơi bằng vòi xùy, di chuyển tàu hút và bè tuyển thủ công).
    -  Cộng nghệ tuyển thô hiện nay bằng vít đứng xoắn (thường 4 vòng vít), mỗi vít 2-3 đầu cấp liệu. Các vít tuyển được kết cấu theo cụm  đặt trên bè di chuyển theo khai thác. Tuyển thô thường bao gồm tuyển chính, truyển tinh sơ bộ, tuyển trung gian và có thể có khâu tuyển vét, nếu quặng giầu.
    - Tuyển bằng phân ly côn 2-3 tầng, thường gồm tuyển chính, tuyển vét và tuyển tinh sơ bộ bằng vít đứng; Các cụm vít có thể đặt trên bè (phao-di chuyển thủ công theo tầu khai thác) hoặc đặt trên bờ moong khai thác và định kỳ tháo dỡ di chuyển đến vị trí mới gần moong khai thác
    Thời gian gần đây cả trên thế giới và Việt Nam đều có thiên hướng chuyển từ khai thác khô sang khai thác ướt (nếu có thể tạo hồ khai thác) vì giá thành khai tuyển thấp hơn.

    Hình 3. Sơ đồ khối cơ cấu quá trinh khai thác- tuyển quặng Ti-Zr sa khóng  và các sản phẩm chính.
             
    Hình 4.  Sơ đồ thiết bị tuyển tinh khô quặng Ti-Zr sa khoáng điển hình

    3.2. Về công nghệ chế biến sâu quặng titan

    Hiện nay có 05 Nhà máy xỉ titan và 02 Nhà máy ilmenit hoàn nguyên đã và đang hoạt động với tổng công suất các sản phẩm khoảng 70.000 tấn/năm. Các cơ sở chế biến sâu đều hoạt động có hiệu quả.
     Nhìn chung, các dự án chế biến sâu quặng titan chưa nhiều, đầu tư cầm chừng, đặc biệt chưa có dự án sản xuất pigment, titan xốp, titan kim loại. Nhưng đã có nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký dự án chế biến sâu gắn với dự án khai thác. Để phát triển bền vững, tránh đầu tư tràn lan, lãng phí và tranh chấp nguồn nguyên liệu, cần có quy hoạch các dự án chế biến sâu quặng titan, bảo đảm sử dụng hết nguồn nguyên liệu khai thác, tránh đầu tư manh mún, nhập khẩu công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, môi sinh. Mặt khác, cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư có năng lực về công nghệ, kinh nghiệm, vốn đầu tư tham gia dự án chế biến, điều chỉnh thuế xuất khẩu theo hướng giảm tối đa mức thuế đối với sản phẩm qua chế biến.

    3.2.1. Công nghệ sản xuất xỉ titan

    Luyện xỉ titan là quá trình hoàn nguyên quặng sắt - titan trong lò điện hồ quang. Trong đó ôxýt sắt được hoàn nguyên đến kim loại và nóng chảy tách khỏi xỉ giàu titan. Quá trình hoàn nguyên ôxýt sắt rất phức tạp bởi vì ôxýt sắt liên kết bền vững với ôxýt titan trong hợp chất hóa học ví dụ như ilmenit (FeO.TiO2).
    Ngày nay, quá trình sản xuất xỉ đã phát triển rộng rãi trên thế giới và công nghệ luyện xỉ đã phát triển qua nhiều giai đoạn. Thiết bị chủ yếu để luyện xỉ titan là lò điện hồ quang có các giai đoạn phát triển cơ bản như sau: Giai đoạn đầu tiên là công nghệ luyện một giai đoạn trong lò điện hồ quang điện cực graphit kiểu lò hở, sau đó sử dụng lò điện hồ quang hở điện cực tự thiêu kết; Tiếp theo là công nghệ luyện hai giai đoạn trong lò điện hồ quang điện cực graphit kiểu kín, hoạt động tự động, có thiết bị lọc bụi xử lý khí thải kết hợp thiêu hoàn nguyên trước trong lò quay; Và hiện nay tiên tiên nhất là công nghệ luyện hai giai đoạn trong lò điện hồ quang kiểu kín, hoạt động tự động, tiêu thụ dòng điện một chiều, có thiết bị lọc bụi xử lý khí thải, kết hợp dùng lò quay thiêu hoàn nguyên trước và sử dụng thêm hệ thống tái sử dụng khí lò để gia nhiệt cho quặng đầu vào. Nhờ vào quá trình phát triển đó mà hiện nay các chỉ tiêu công nghệ cải thiện rất nhiều, đặc biệt chỉ tiêu an toàn môi trường, năng suất thiết bị.
    Áp dụng công nghệ luyện xỉ titan để chế biến sâu là phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và xu thế chung của thế giới, song phải đầu tư phát triển công nghệ luyện xỉ titan hiện đại, vì: Nâng cao được nhiều chỉ tiêu công nghệ, cải thiện môi trường; Giảm chi phí điện năng; Giảm chi phí nhân công; Nâng cao chất lượng sản phẩm và có khả năng tiêu thụ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
     
     

    Hình 5. Sơ đồ thiết bị luyện xỉ titan hãng Outotec

    3.2.2. Công nghệ sản xuất pigment

    Pigment titan là sản phẩm quan trọng nhất được chế biến từ quặng titan, được sử dụng cho nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dân dụng như sản xuất sơn, mực in, chất dẻo, giấy.... và khoảng hơn 90% quặng titan phục vụ cho sản xuất pigment titan. Việc sản xuất và chi phối thị trường pigment titan chủ yếu tập trung vào một số tập đoàn lớn của thế giới như: E.I du Pont de Nemours; Millenium Chemicals; Hunstmann Tioxite; Kerr-McGee Chemical LLC (KMG); Kronos inc; … Các tập đoàn này chiếm trên 70% sản lượng pigment titan của thế giới và có nhà máy ở nhiều quốc gia. Pigment titan được sản xuất chủ yếu theo hai công nghệ: sử dụng axit sulfuric (CN sulfat) và sử dụng khí clo (CN clorua).
    3.2.2.1. Công nghệ sulfat.
    Công nghệ sulfat là công nghệ sản xuất bột màu TiO2 đầu tiên trên thế giới, được giới thiệu và ứng dụng lần đầu tiên vào năm 1916. Hiện các Nhà máy sử dụng công nghệ này chiếm khoảng 40% sản lượng bột màu TiO2 của thế giới.
    Công nghệ sulfat bao gồm các quá trình cơ bản sau: Phân hủy ilmenite hoặc xỉ titan bằng axit H2SO4 93%; Hòa tách, lắng lọc, tách FeSO4; Thuỷ phân, rửa, lọc để nhận TiO2; Nung chuyển hóa, nghiền TiO2; Xử lý bề mặt, sấy và nghiền mịn.
    - Ưu điểm: Nguyên liệu ban đầu có thể sử dụng trực tiếp ilmenit, xỉ titan sulphat, clorua loại mịn của quá trình clorua; có thể sản xuất ra hai loại pigment: dạng rutil và anataz; đến nay sản phẩm của quá trình này chiếm khoảng 40% và được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
    - Nhược điểm: Thiết bị đòi hỏi chịu được môi trường axit sulphuric đậm đặc nhiệt độ cao; quặng đầu vào phải khống chế hàm lượng crôm khắt khe; số lượng lớn sắt vụn cung cấp cho công đoạn hoàn nguyên, chi phí  2-2,5 tấn sắt/ tấn sản phẩm; có số lượng phế thải lớn nhất, tác động xấu đến môi trường sống: 3 tấn FeSO4/ 1tấn TiO2 và dung dịch H2SO4loãng (20 - 22%) chứa các tạp chất; phải trang bị thêm hệ thống thiết bị xử lý phế thải để chuyển chúng thành các sản phẩm phụ nên dây chuyền công nghệ kéo dài và phức tạp hơn; chi phí đầu tư lớn và phải có thị trường tiêu thụ các sản phẩm phụ như:  sulphat sắt, thạch cao... và phải đầu tư dây chuyền sản xuất axit sulphuríc.
     Chi phí đầu tư khá lớn, với suất đầu tư từ 2.500 - 3.500USD/tấn công suất.
    3.2.2.2. Công nghệ clorua
    Các Nhà máy sản xuất pigment titan sử dụng công nghệ clorua hiện nay chiếm khoảng 60% sản lượng bột màu của thế giới. Công nghệ này được phát triển bởi Công ty DuPont từ năm 1954. Bản quyền công nghệ clorua sản suất pigment titan nằm trong tay một số nhà sản xuất là Dupont, Millenium, Hunstman, Kerr- McGee, Kronos, Ishihara và Cristal. Công nghệ này rất khó sao chép ở các nhà máy khác nhau và không được các công ty sở hữu bản quyền chuyển giao công nghệ rộng rãi.
    Công nghệ này gồm các quá trình cơ bản sau: Clorua hoá nguyên liệu ở nhiệt độ 900 – 1000 0C; Chưng cất làm sạch TiCl4, để thu được TiCl4 với độ tinh khiết cao; Quá trình oxi hoá để thu được sản phẩm TiO2 có độ tinh khiết đạt đến 99%; Quá trình xử lý bề mặt.
    - Ưu điểm: Là phương pháp tiên tiến, do nguyên liệu đầu vào yêu cầu chất lượng cao, (> 85 TiO2) nên ít chất thải hơn, thường 0,2 tấn chất thải (Fe2O3)/tấn TiO2; thiết bị được trang bị hiện đại có năng suất cao; kiểm tra sản phẩm chặt chẽ hơn; chi phí vận hành thấp hơn, đòi hỏi ít nhân công, và có hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay quá trình clorua chiếm 60% sản lượng pigment.
    - Nhược điểm: Nguyên liệu đầu vào yêu cầu khắt khe hơn: tối thiểu 85% TiO2, chứa ít oxyt kim loại kiềm thổ, các kim loại nặng có hàm lượng nhỏ; chỉ nhận được một loại sản phẩm pigment dạng rutil, có giới hạn kích thước hẹp; chỉ thích hợp với qui mô sản xuất lớn. Quá trình độc quyền, ít chuyển giao công nghệ và chi phí đầu tư lớn: 3500-4500 USD/ tấn TiO2. Sơ đồ công nghệ xem hình 2.14.

    3.2.3. Công nghệ sản xuất titan kim loại

    Titan kim loại hiện nay chỉ có một số ít nước trên thế giới sản xuất, bởi lẽ nó tiêu thụ nhiều năng lượng, đòi hỏi có công nghệ cao và đặc biệt là thị trường tiêu thụ không lớn.
    Titan xốp sản xuất ở các nước: Nhật Bản, Mỹ, Nga, Ucraina, Kazăcstan và Trung Quốc. Các nhà sản xuất titan xốp của Mỹ gồm có: tập đoàn Alta Group, Allegheny Technologics Inc và Titanium Metals Corp.
    Titan thỏi sản xuất ở các nước: Pháp, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Nga và Anh. Riêng ở Mỹ có 5 công ty sản xuất titan thỏi.
    Tổng số đầu tư cho ngành titan kim loại giai đoan 2006 -2010 vượt quá  6 tỷ USD, trong đó khoảng 70% các khoản đầu tư cho titan xốp.
    Trung Quốc khoảng 20 cơ sở mới sản xuất titan xốp. Tổng công suất các nhà máy của Trung Quốc vượt quá yêu cầu của ngành công nghiệp và đã xuất khẩu. Tuy nhiên đến nay titan xốp của Trung Quốc phần lớn đã được thế giới chấp nhận và cuộc cạnh tranh bắt đầu, và sẽ chiếm lĩnh đáng kể thị trường titan toàn cầu.
    Sản xuất titan kim loại thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hoàn nguyên nhiệt kim loại clorua titan (TiCl4). Sản xuất titan xốp bằng quá trình Kroll là phổ biến nhất: thực chất là quá trình hoàn nguyên nhiệt magiê clorua titan (xem hình 6). Vì vậy quá trình luyện titan thường gắn với quá trình sản xuất pigment TiO2 theo phương pháp clorua trên dây chuyền công nghệ khép kín.
    Nguyên liệu đầu vào là: rutin, rutin nhân tạo và xỉ titan được clorua hoá tạo TiCl4 hoặc được lấy từ xưởng clorua quá trình sản xuất pigment clorua. Tiếp theo hoàn nguyên TiCl4 nhận được titan xốp và MgCl2. Điện phân MgCl2 để nhận được Mg kim loại, cung cấp cho hoàn nguyên titan và khí clo quay trở lại quá trình clorua hoá titan. Sản phẩm này được đem phân tách trong lò chân không để được titan xốp sạch. Đem titan xốp đi nấu chảy trong lò hồ quang chân không hay lò điện xỉ, lò tia điện tử, lò plasma nhận được titan thỏi.
    Qua phân tích tình hình thị trường, công nghệ và nhu cầu sử dụng titan xốp thấy rằng: Công nghệ sản xuất titan kim loại là một công nghệ đòi hỏi thiết bị hiện đại; Sản phẩm titan kim loại chủ yếu sử dụng cho những nước phát triển công nghệ hàng không và vũ trụ; Số lượng tiêu thụ còn chưa nhiều, chỉ khoảng 5% lượng quặng titan được sử dụng cho sản xuất titan kim loại; Chi phí điện năng rất lớn 2,5 MWh/tấn titan; SX titan kim loại thực tế phải là liên hợp SX Ti – Mg.
    Nhu cầu titan kim loại hiện nay của Việt Nam gần như chưa có và với sự phát triển của các ngành dầu khí, quân sự thì trong tương lai chắc chắn cũng sẽ có nhu cầu titan kim loại, nhưng không cao.

    3.3. Đánh giá tình hình chế biến quặng titan đến nay
    Đến nay đã đầu tư và đưa vào vận hành một số cơ sở chế biến sâu (5 nhà máy xỉ, 2 nhà máy hoàn nguyên ilmenit, 8 nhà máy nghiền zircon), đã góp phần dịch chuyển cơ cấu sản xuất, bước đầu đã tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.
    Với 8 nhà máy tuyển và nghiền mịn zircon với ~45 ngàn tấn/n, đặc biệt có nhà máy của Hà Tĩnh sản xuất được zircon siêu mịn (< 5 và 10 µm), đã đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
    Với 2 nhà máy hoàn nguyên ilmenit, trong đó 1 nhà máy đang hoạt động (~10 ngàn tấn/n) đã cung cấp nguyên liệu cho sản xuất que hàn trong nước và xuất khẩu.
    Có 5 Nhà máy xỉ titan đã xây dựng, đi vào sản xuất với tổng công suất khoảng 80 ngàn tấn/năm đạt các chỉ tiêu chất lượng khả quan, sản phẩm xuất khẩu, được khách hàng chấp nhận.
     



    4. Định hướng chiến lược phát triển chế biến sâu quặng titan Việt Nam
    - Tài nguyên quặng titan Việt Nam lớn song chủ yếu hiện nay thuộc loại nghèo, hàm lượng trung bình 0,6-0,7% KVNCI (kể cả còn lại trong tầng cát xám và vàng), quặng trong cát đỏ tập trung tại khu vực hiện đang khó khăn về nước cho khai thác và tuyển quặng, do quặng có sét nên quy mô và hiệu quả khai thác và tuyển bị hạn chế, chi phí cao.
    ­- Phát triển chế biến sâu ở quy mô hợp lý, phù hợp với quy mô khai thác để chiếm lĩnh thị trường thế giới về xỉ titan và rutil nhân tạo trong ngắn và trung hạn, đồng thời làm cơ sở phát triển sản xuất pigment thay thế dần nhập khẩu, sớm lập cân bằng khai thác, chế biến và duy trì cơ bản sản lượng khai thác đang có.
    - Thế giới đang bị thiếu hụt zircon trong dài hạn và ngay trong nước đang phải nhập zircon siêu mịn (>8500t/n) là điều kiện phát triển sản xuất zircon siêu mịn có chất lượng phù hợp sẽ xuất khẩu có giá trị cao và chiếm lĩnh lại được thị trường trong nước lâu dài.
    - Titan xốp, kim loại kim loại có mức tiêu hao điện quá lớn (25-40 ngàn kwh/t titan xốp trong khi Việt Nam đang thiếu điện và không làm chủ được công nghệ nên cần thận trọng trong việc đầu tư.
    - Trong khi chưa thể tiếp cận được với công nghệ clorua, Việt Nam nên đầu tư sản xuất pigment TiO2 theo công nghệ sulfat (công nghệ tiên tiến châu Âu với yêu cầu tăng cường hoàn thiện đầu tư cho bảo vệ môi trường), với sản lượng ban đầu ≥ 30.000 t/n đáp ứng nhu cầu trong nước, chiếm lĩnh thị trường cho lâu dài trong nước và một phần xuất khẩu trong khu vực.
    - Tích cực tìm kiếm và mở rộng hợp tác đầu tư nhà máy pigment theo phương pháp clorua nhằm sau 2020 đầu tư tại Bình Thuận sau khi đã nghiên cứu đầy đủ về công nghệ và hiệu quả kinh tế khai thác, chế biến quặng titan trong tầng cát đỏ.
    - Rutil tự nhiên sử dụng cho sản xuất que hàn cao cấp trong nước thay thế nhập khẩu và sử dụng cho sản xuất pigment, titan xốp sau này.
    - Cần nghiên cứu công nghệ và đầu tư xử lý sản phẩm zircon 57- 64% (chiếm khoảng 30% trong tổng số zircon) để sản xuất zirconi oxit hoặc xử lý tất cả lên trên 62% ZrO2 và sản xuất zircon siệu mịn (Zircosil chỉ yêu cầu chất lượng >62% ZrO2).
    - Cần nghiên cứu xử lý, thu hồi tổng oxit đất hiếm trong quặng tinh monazit đây là sản phẩm đi kèm có giá trị kinh tế.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1546/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 9 năm 2013.
    2. Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan – zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu. Cục địa chất và khoáng sản – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội. 2010.
    3. Tuyển tập Báo cáo Hội thảo quốc tế về địa chất và tài nguyên khoáng sản ASEAN lần thứ nhất. Chủ đề: Khoáng sản Titan Asean. 2013
    4. Hiệp hội titan Việt Nam. Tuyển tập các báo cáo, tham luận. Hội nghị thường niên Hiệp hội titan Việt Nam năm 2014.

    PHÁP LUẬT và ĐỜI SỐNG

    Luật cạnh tranh số 27 năm 2004

    Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.

    Phạt 5 công ty kinh doanh đa cấp gần 1,4 tỷ đồng

    Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã ban hành quyết định xử phạt đối với 5 công ty bán hàng đa cấp... vì vi phạm hàng loạt quy định liên quan tới giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đưa thông tin gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm.

    Thu hồi thêm trà C2 và Rồng đỏ vì lượng chì vượt chuẩn

    Căn cứ Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và báo cáo của Công ty URC Hà Nội, sản phẩm bị thu hồi là lô sản phẩm nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu có ngày sản xuất 10/11/2015 và hạn sử dụng 10/8/2016 và lô sản phẩm trà xanh hương chanh C2 có ngày sản xuất 4/02/2016 và hạn sử dụng là ngày 4/2/2017.

    Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

    Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Toàn văn thư xin lỗi của lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh

    Sáng 30/6/2016, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới CBCNV doanh nghiệp này nhận đã gây ra hiện tượng cá chết. Cụ thể, ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư trấn an cán bộ, nhân viên Formosa tiếp tục an tâm làm việc.

    Chủ tịch nước: Lùi hiệu lực 4 luật đến khi sửa sai xong

    Bộ luật Hình sự có sai sót tại một số điều luật, ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật và xử lý tội phạm... Sáng 30/6/2016, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo thông báo lệnh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang công bố nghị quyết về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự năm 2015 và ba đạo luật khác có liên quan.

    Ba luật liên quan đến Bộ Luật hình sự cũng hoãn thi hành

    Nếu như lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự sửa đổi từ ngày 1-7 thì đồng thời phải lùi thời hạn thi hành của các luật liên quan là Luật tố tụng Hình sự sửa đổi, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

    Thưa Thủ tướng! Máy bay của Thủ tướng không bị delay nhưng ai cũng bị cả!

    Báo cáo các anh, nếu căn cứ vào luật thì lại tắc rồi, bởi vì trong nghị quyết của Bộ Chính trị đã nói cho phép TP thực hiện thí điểm những gì từ thực tiễn của TP mà trong luật chưa quy định, hoặc có quy định nhưng lạc hậu. Ông Thăng rất “mong hôm nay Thủ tướng kết luận những vấn đề hết sức cụ thể. Cái gì được thì đề nghị Thủ tướng quyết cho là được, nếu Thủ tướng mà giao cho các bộ thì sẽ lại là “ghi nhận” và “theo quy định hiện hành thì không được” thế là hết luôn”.

    Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

    Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

    Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2016

    Kể từ ngày 1/7/2016, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực. Chính phủ cam kết luôn đồng hành, lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để hoàn thiện thể chế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển sản xuất, kinh doanh.

    [ 12 3 4 5

    Hưng Thịnh: Thông tin mới nhất Hung-Thinh-group: Cty thành viên
    Công ty Hưng Thịnh
    Ban lãnh đạo
    Tầm nhìn - Sứ mệnh
    Sơ đồ tổ chức
    Công ty thành viên
    Văn hóa doanh nghiệp
    Văn phòng luật sư
    Phản ánh, khiếu nại, tố cáo
    Xây dựng pháp luật
    Giám đốc Điều hành
    253-255 Nguyễn Biểu, P2, Q5, TP.HCM.
    Tel: 08.38363939, Fax: 08.39234131
    Hotline: 0907775858
    Email: info@hungthinhgroup.net
    Website: law.hungthinhgroup.net

    [2916] [943] - Cty seo: Ba Thành