TCT HƯNG THỊNH
08.38363939 - 0907775858
Hung Thinh Logo

253-255 Nguyễn Biểu, P2, Q5, TP.HCM.
Tel: 08.38363939 - Fax: 08.39234131
Hotline: 0907775858
Email: info@hungthinhgroup.net
Website: law.hungthinhgroup.net

Luật Mạnh Đức: Dịch vụ pháp lý
TIN CẬY - HIỆU QUẢ

  • Tư vấn Đầu tư
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn vụ việc dân sự, vụ án khác
  • Dân sự, Lao động, Kinh tế
  • Hành chính, Hôn nhân, Visa
  • Dịch thuật Anh-Hoa-Hàn
  • Kế-toán-Thuế doanh nghiệp
  • Tư vấn doanh nghiệp, ABTC-APEC
  • Các dịch vụ pháp lý khác
  • Hưng Thịnh | Luật Mạnh Đức | Dịch vụ pháp lý |Luật sư Tư vấn |Việc dân sự Vụ án |Văn bản pháp luật

    Internet

    MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỚI VỀ SA KHOÁNG TITAN
    VÙNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ

    LÊ VĂN ĐẠT, NGUYỄN VĂN HUYỀN, PHẠM SĨ ĐƯỜNG
    Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, 43 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An.

    Tóm tắt: Vùng ven biển Bắc Trung Bộ có tiềm năng quặng sa khoáng khá lớn, đặc biệt là các loại quặng titan, zircon, monazit. Quặng sa khoáng ven biển Bắc Trung Bộ phân bố chủ yếu trong các thành tạo trầm tích hỗn hợp biển-gió tuổi Holocen giữa-muộn và Pleistocen muộn trong địa hình đụn cát, bãi cát, cồn cát ven biển và các đường bờ biển cổ. Trên cơ sở kết quả thi công đề án “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế” có thể khái quát nhận định về một số đặc điểm và tiềm năng quặng sa khoáng vùng ven biển Bắc Trung Bộ.

    I. MỞ ĐẦU

    Trong các năm 2005-2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao cho Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ đề án Điều tra đánh giá tiềm năng sa khoáng titan trên các diện tích chưa được điều tra đánh giá và thăm dò dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên-Huế. Kết quả điều tra đã giúp khoanh định thêm nhiều diện tích chứa quặng sa khoáng titan, làm tăng đáng kể lượng tài nguyên đã biết, tạo nên cơ sở để phát triển bền vững ngành khai thác, chế biến quặng titan, zircon ở vùng Bắc Trung Bộ nói riêng, và Việt Nam nói chung. Bài báo này trình bày một số kết quả điều tra mới về sa khoáng titan, zircon ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ.

    Sa khoáng ven biển Bắc Trung Bộ có quy mô rất khác nhau. Quy mô nhỏ có các sa khoáng ở Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình với chiều dài hàng trăm mét đến vài km, chiều rộng hàng trăm mét, bề dày tầng sản phẩm từ vài mét đến 10 m. Các sa khoáng quy mô trung bình có mặt ở nam Thanh Hóa, Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh), Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) với chiều dài từ vài đến 15 km, chiều rộng hơn 1 km, bề dày tầng sản phẩm 5-8 m. Các sa khoáng lớn có mặt ở Thừa Thiên - Huế, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) với chiều dài hàng chục km, chiều rộng hàng km, bề dày tầng sản phẩm 10-20 m, có nơi >30 m (Quảng Ngạn).

    Quặng titan-zircon sa khoáng phân bố trong dải ven biển, chạy song song với đường bờ biển. Trầm tích chứa quặng chủ yếu có nguồn gốc biển-gió tuổi  Holocen muộn, ít hơn có tuổi Holocen giữa và Pleistocen muộn, các loại trầm tích khác chứa quặng nghèo. Về địa mạo, các sa khoáng ven biển chủ yếu là các dải cồn cát, đụn cát ven biển, một số ít là bãi biển hiện đại, bãi triều và các cồn cát của đường bờ biển cổ. Các trầm tích biển ở dạng đồng bằng ven biển, đồng bằng trước núi không chứa quặng.

    Các thân quặng titan-zircon đều nằm lộ thiên hoặc dưới lớp phủ mỏng nhỏ hơn 0,5 m, hàm lượng khoáng vật nặng có ích phổ biến là 0,5-1% (có nơi quặng giàu >1%) và có xu thế giảm hàm lượng theo chiều sâu.

    Thành phần cát chứa quặng chủ yếu là thạch anh (95%), một ít felspat, các khoáng vật nặng gồm các khoáng vật titan (ilmenit, leucoxen, brucit, anatas, rutil), zircon, monazit, granat, disthen… đôi nơi lẫn ít mica, trong đó khoáng vật có ích gồm nhóm ilmenit, zircon, monazit; giá trị nhất là zircon, ilmenit, leucoxen, brucit , anatas, rutil, monazit. Các khoáng vật có ích khác như vàng, cassiterit, granat… có hàm lượng nghèo ít có ý nghĩa. Quặng có cỡ hạt chủ yếu nhỏ hơn 0,2 mm, trong đó độ hạt từ 0,1 - 0,2 mm chiếm trên 75%; thuộc loại quặng dễ tuyển trọng lực. Các loại tinh quặng ilmenit, zircon, rutil sau khi tuyển trọng lực, từ và điện đều đáp ứng yêu cầu nguyên liệu chế biến sâu và xuất khẩu.

    II. TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG SA KHOÁNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ

    Trên cơ sở kết quả thi công đề án “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế” và các tài liệu có trước đã xác định tiềm năng sa khoáng ven biển Bắc Trung Bộ theo địa phương trình bày trong Bảng 1.

    Bảng 1.Bảng tổng hợp tài nguyên quặng titan-zircon vùng ven biển Bắc Trung Bộ

    Tài nguyên và trữ lượng

    Trữ lượng, tài nguyên đã thăm dò trước năm 2008

    Vùng

    Thân
    quặng

    Diện tích

    (nghìn m2)

    Bề dày

    (m)

    Hàm
    lượng

    (%)

    Tài nguyên dự báo

    (ngàn tấn)

    Cấp 333

    Cấp 334a

    I. Thanh Hoá

    Hậu Lộc - Hoằng Hóa

    1

    2524

    2,2

    0,81

     

    66,2

     

    2

    576

    2,3

    0,65

     

    12,9

     

    3

    4909

    2,6

    0,91

    98,7

    84,5

     

    4

    1810

    1,7

    0,73

     

    33,7

     

    5

    576

    3,4

    0,74

     

    25,5

     

    Sầm Sơn

    6

    3124

    2,8

    0,99

     

    118,2

     

    Quảng Xương

    7

    2169

    3,1

    0,84

     

    84,7

     

     

    8

    7420

    2,6

    0,77

     

    222,8

     

     

    9

    5255

    3,8

    1,5

    277,9

    121,1

     

    Tĩnh Gia

    10

    5576

    2,4

    0,82

     

    164,4

     

    11

    1378

    2,3

    0,74

     

    38,7

     

    12

    428

    3

    1,43

    28,8

    10

     

    13

    551

    2,6

    1,07

     

    23

     

    Nghi Sơn

    14

    3331

    2,1

    0,52

     

    54,6

     

     

     Cộng

    405,4

    1060,3

     

    II. Nghệ An 

    Quỳnh Lưu

    15

    835

    2,5

    0,47

     

    16,5

     

    Nghi Lộc

    16

    711

    2,6

    0,89

     

    455,3

     

    17

    2263

    2,4

    0,9

     

    81,3

     

    18

    2130

    2,4

    0,67

     

    59,9

     

    19

    1696

    2,4

    0,72

     

    53,3

     

    Cộng

     

    666,3

     

    III. Hà Tĩnh

    Nghi Xuân

    20

    2594

    3,3

    0,49

     

    70,5

     

    21

    2696

    2,4

    0,47

     

    45,2

     

    22

    762

    1,8

    0,84

     

    20,2

     

    23

    1158

    2,2

    0,47

     

    20,1

     

    24

    1111

    5,3

    1,11

     

    109,8

     

    Can Lộc - Thạch Hà - Cẩm Xuyên

    25

    3769

    4,1

    0,82

     

    212,3

     

    26

    4874

    4,2

    1,98

     

    435,8

     

    27

    1127

    9

    0,73

     

    124,4

     

    28

    1647

    2,8

    0,72

     

    55,8

     

    Cộng

     

    1094,1

     

    Các vùng đã điều tra, đánh giá, thăm dò trước đây

    4603

    IV. Quảng Bình

    Các vùng đã điều tra, đánh giá, thăm dò trước đây

    330

    V. Quảng Trị

    Vĩnh Linh

    29

    6560

    7,7

    0,5

     

    246

     

    30

    1536

    6

    0,57

     

    82,4

     

    31

    1811

    1,3

    0,41

     

    15,2

     

    Cửa Tùng - Cửa Việt

    32

    2168

    1,9

    0,75

     

    48,5

     

    33

    6027

    4,6

    0,57

    159,4

    100,4

     

    34

    2394

    2,5

    0,62

     

    56,4

     

    35

    2217

    1,7

    0,61

     

    36,1

     

     

    Cộng

    159,4

    585

     

    Các vùng đã điều tra, đánh giá, thăm dò trước đây

    419,8

    VI. Thừa Thiên - Huế

    Hải Khê - Quảng Ngạn

    36

    23990

    8,2

    0,93

    1836

    629

     

    37

    9126

    4,4

    0,81

     

    599,1

     

    Kế Sung - Vinh Mỹ

    38

    1835

    1,5

    0,52

     

    22,3

     

    39

    3603

    3,8

    0,62

     

    132,4

     

    40

    5012

    3,8

    0,73

     

    187

     

    41

    3602

    5,1

    0,5

     

    143,3

     

     

    Cộng

    1836

    1713,1

     

    Các vùng đã điều tra, đánh giá, thăm dò trước đây

    3373,6

    Cộng

    2400,8

    5118,8

    8726,4

    Tổng cộng

    16226,0

                               

    (Trữ lượng và tài nguyên đã thăm dò, điều tra trước năm 2008 trích dẫn theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 104 QĐ/TTg ngày 13/7/2007).

    Tổng trữ lượng và tài nguyên sa khoáng toàn vùng Bắc Trung Bộ đã được thăm dò, đánh giá tính đến thời điểm tháng 12/2008 là 16,226 triệu tấn, trong đó:

    - Trữ lượng và tài nguyên đã thăm dò và đánh giá trước khi thực hiện đề án là: 8,726 triệu tấn.

    - Tài nguyên đã đánh giá trong các năm 2005-2008 là: 7,5 triệu tấn.

    Tài nguyên quặng titan-zircon trên địa phận Bắc Trung Bộ tập trung lớn nhất tại Thừa Thiên - Huế - 6,923 triệu tấn, tiếp đến là Hà Tĩnh - 5,697 triệu tấn, Thanh Hóa - 1,466 triệu tấn, Quảng Trị - 1,164 triệu tấn.

    III. ĐẶC ĐIỂM QUẶNG TITAN-ZIRCON VÙNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ

    1. Đối tượng chứa quặng sa khoáng

    Trong vùng ven biển Bắc Trung Bộ đã xác định có 3 tầng trầm tích chứa sa khoáng công nghiệp, đó là: trầm tích biển-gió Holocen trung, trầm tích biển-gió  Holocen thượng và trầm tích biển-gió Pleistocen thượng, trong đó trầm tích biển-gió Holocen thượng chủ yếu chứa quặng.

    a. Trầm tích hỗn hợp biển-gió Pleistocen thượng (mvQ13)

    Trầm tích hỗn hợp biển-gió Pleistocen thượng(mvQ13) quan sát được ở vùng Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và một số điểm nhỏ ở Sen Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).

    Ở vùng Cẩm Sơn, chúng phân bố ở đường bờ biển cổ, nằm cách bờ biển hiện đại 5-7 km, dưới dạng bãi cát thoải, có độ cao tuyệt đối 4-5 m, chiều dài 6-8 km, chiều rộng 600-1.000 m, diện tích khoảng 6 km2. Thành phần trầm tích gồm cát thạch anh lẫn ít bột, sét màu xám, xám sáng bị nén chặt, phân lớp xiên, chứa quặng titan-zircon sa khoángđạt hàm lượng 0,6-11,8% (Hình 1). Bề dày trầm tích đạt 3-6 m. Ở Sen Thủy, trầm tích hỗn hợp biển-gió Pleistocen thượngphân bố thành dải đụn cát và cồn cát kéo dài theo đường quốc lộ 1A. Dải cát cấu tạo thành các đụn cát nhấp nhô, độ cao trung bình 30m, chiều dài 2 km, rộng 200-300 m. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát thạch anh màu vàng xám, cỡ hạt nhỏ đến vừa và độ chọn lọc tốt, chứa sa khoáng ilmenit, zircon với hàm lượng nghèo. Bề dày 10-20 m.

    b. Trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen trung (mvQ22)

    Trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen trung (mvQ22) tạo thành các cồn cát, dãy đụn cát nằm sâu trong lục địa, cách bờ biển hiện đại 2-3 km, có nơi 5-7 km, phân bố rộng rãi ở ven biển Bắc Trung Bộ.

    Ở vùng từ Hậu Lộc (Thanh Hóa) đến Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), trầm tích biển-gió Holocen trung tạo thành các cồn cát, dãy đụn cát nhỏ hẹp có chiều rộng thay đổi 200-1000 m, chiều dài trung bình 2-3 km, đôi nơi dài 10 km.Thành phần trầm tích chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ đến vừa, có độ chọn lọc khá tốt, màu xám vàng, nâu vàng chứa sa khoáng ilmenit, zircon hàm lượng 0,1-1,5%, đôi nơi lẫn ít sét như ở vùng Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An); chứa keo sắt như ở Cẩm Thăng, Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Bề dày trầm tích 5-8 m.

    Các trầm tích hỗn hợp biển-gió mvQ22 ở ven biển từ Lệ Thủy (Quảng Bình) đến Gio Linh (Quảng Trị) tạo nên các dãy đồi cát cao, đỉnh tròn, thoải, kích thước rộng, kéo dài song song, cách đường bờ biển 2-4 km, có độ cao tuyệt đối 10-20 m, cá biệt ở Lệ Thủy (Quảng Bình) cao đến 36 m, chiều dài 5-20 km, chiều rộng 500- 2.000 m, có nơi rộng hơn 4 km (nam Cửa Việt). Thường các đụn cát này đã có một lớp trên mặt dày 1-2 m được nước mưa rửa sạch có màu trắng hơn phần bên trong (Hình 2). Thành phần trầm tích chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ màu xám vàng, nâu vàng, đôi nơi lẫn ít sét chứa quặng titan-zircon sa khoáng công nghiệp và trở thành mỏ như ở Vĩnh Linh, Gio Hải. Bề dày trầm tích 10-20 m.

    Các trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen trung ở ven biển Thừa Thiên - Huế tạo nên các bãi cát khá rộng, bề mặt gợn sóng phân bố phía tây phá Tam Giang, đầm Hà Trung,  đầm Thủy Tú kéo dài song song và cách đường bờ biển hiện đại 5-7 km, có độ cao tuyệt đối 5-7 m, chiều rộng 2-3 km, chiều dài 5-7 km, có nơi hàng chục km. Thành phần trầm tíchlà cát thạch anh hạt nhỏ, màu xám trắng, nâu vàng, có độ chọn lựa khá tốt chứa quặng titan-zircon sa khoánghàm lượng tương đối cao và trở thành mỏ như ở Quảng Lợi, Vinh Phú. Bề dày trầm tích  5-10 m.

    c. Trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng  (mvQ23)

    Trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng (mvQ23) phân bố phổ biến ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ, tạo nên các dãy cồn cát có độ cao 5-50 m, cá biệt đến 60 m. Các dãy đụn cát Holocen thượng thường phân bố ở bên ngoài, sát biển hơn so với đụn cát tuổi Holocen trung. Giữa chúng là những thung lũng hoặc lòng máng đọng nước có thực vật phát triển. Bề mặt địa hình còn được bảo tồn tốt, góc cạnh của các đụn còn được rõ ràng hoặc là cát đang di động do tác dụng của gió. Hiện nay các trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng đang liên tục hình thành và phát triển.          

    Ở vùng ven biển từ Hậu Lộc đếnNghi Sơn (Thanh Hóa) trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng tạo nên các bãi cát thoải, dãy đụn cát có độ cao 2-5 m, một vài nơi tới 8 m, chiều rộng thay đổi 500-700 m, chiều dài 4-16 km, kéo dài song song và cách đường bờ biển 50-150 m, tạo thành đê chắn sóng ven biển. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát thạch anh hạt nhỏ đến vừa, độ chọn lọc tốt, màu xám, xám vàng, chứa sa khoáng titan, zircon công nghiệp. Bề dày trầm tích 5-8 m có nơi đến 15 m. Trên bề mặt các thành tạo trầm tích hỗn hợp biển-gió gần sát biển thường được trồng phi lao chắn gió, phía trong là khu dân cư và ruộng trồng màu của nhân dân địa phương. Đây là đối tượng chứa quặng titan, zircon sa khoáng chính ở ven biển Thanh Hóa, chứa hầu hết các thân quặng lớn ở Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia.

    Ở vùng ven biển từ Quỳnh Lưu đếnDiễn Châu (Nghệ An), trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng tạo nên các đê cát, bãi cát thoải có độ cao 2-4 m, chiều rộng thay đổi 250-750 m, chiều dài 4-10 km, kéo dài song song và cách đường bờ biển 50 m. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát thạch anh hạt nhỏ lẫn ít sét nâu vàng, chứa quặng titan-zircon sa khoáng nghèo, không có triển vọng công nghiệp. Bề dày trầm tích 3-6 m.

    Ở vùng ven biển từ Nghi Lộc (Nghệ An) đếnCẩm Xuyên (Hà Tĩnh), trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng tạo nên các bãi cát rộng, đôi nơi cát vun cao tạo thành các cồn cát thoải có độ cao 2-8 m, cá biệt tới 15 m như ở Thạch Hải (Hà Tĩnh), chiều rộng thay đổi 500-2000 m, cá biệt có nơi sâu vào đất liền 5-7 km như ở vùng Nghi Lộc (Nghệ An) và Thạch Hà (Hà Tĩnh), chiều dài hàng chục km, kéo dài song song và cách đường bờ biển 50-250 m. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát thạch anh hạt nhỏ đến vừa, độ chọn lọc tốt, màu xám vàng, vàng nhạt, chứa quặng titan-zircon sa khoáng công nghiệp, nhiều nơi tập trung thành mỏ lớn, như mỏ Cẩm Hòa, Cẩm Nhượng, Thạch Trị. Bề dày trầm tích 5-8 m, có nơi đến 15 m.

    Ở vùng ven biển Vĩnh Linh (Quảng Trị), trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng tạo nên các dãy đụn cát nằm sát và song song với đường bờ biển dài hàng chục km, kéo dài từ Ngư Thủy đến Vĩnh Thái, có độ cao 8-60 m một vài nơi tới 64 m, chiều rộng thay đổi 500-1000 m. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát thạch anh hạt nhỏ đều hạt, màu xám trắng chứa quặng titan-zircon sa khoáng công nghiệp, như mỏ Ngư Thủy (Quảng Bình), Vĩnh Thái (Quảng Trị). Bề dày trầm tích 5-20 m có nơi đến 25 m.

    Ở vùng ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt (Quảng Trị) trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng tạo thành các dãy đụn cát nằm sát với đường bờ biển và mở rộng về đất liền 1-2 km với chiều dài từ Trung Giang đến Triệu Vân khoảng 20 km với độ cao 5-7 m, một vài nơi tới 10 m. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát thạch anh hạt nhỏ, đều hạt màu xám trắng, xám phớt vàng, chứa sa khoáng ilmenit, zircon công nghiệp như mỏ Trung Giang, Gio Hải, Triệu An. Bề dày trầm tích 4-7 m, có nơi đến 10 m.

    Ở vùng ven biển Hải Khê (Quảng Trị) trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng phân bố từ xã Hải An đến xã Hải Khê dài khoảng 8 km, dưới dạng các dãy đụn cát có độ cao 6-8 m, một vài nơi tới 14 m. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát thạch anh hạt nhỏ, đều hạt, màu trắng xám, chứa quặng titan-zircon sa khoáng hàm lượng nghèo. Bề dày trầm tích 5-10 m, có nơi đến 15 m.

    Ở vùng Quảng Ngạn (Thừa Thiên Huế) trầm tích hỗn hợp biển - gió Holocen thượng hình thành các dãy đụn cát kéo dài từ xã Điền Hải đến xã Hải Dương, nằm gần sát đường bờ biển, có độ cao tuyệt đối 2-50 m, chiều rộng 0,5-1,5km, chiều dài đến hàng chục km. Hiện nay kiểu thành tạo này luôn bị gió làm di chuyển và thay đổi về hình dạng. Thành phần đặc trưng của trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen nêu trên là cát thạch anh hạt nhỏ đến vừa màu trắng, vàng nhạt, phân lớp xiên chứa quặng titan-zircon sa khoáng khá giàu (Hình 3). Bề dày trầm tích 5-30 m.

    Hình 1. Trầm tích hỗn hợp biển-gió Pleistocen ở Cẩm Sơn

    Hình 2. Trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen trung ở Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

    Hình 3. Trầm tích hỗn hợp biển-gió mvQ23 ở Quảng Ngạn

    Ở vùng Kế Sung - Vinh Mỹ (Thừa Thiên - Huế) trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng tạo thành các dãy đụn cát có độ cao 5-10 m, một vài nơi tới 18 m, chiều rộng thay đổi 500-2000 m, nằm sát và song song, tạo thành đê chắn sóng ven biển, có chiều dài hàng chục km, chứa sa khoáng giàu ilmenit, zircon.

    Thành tạo trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế là đối tượng chính chứa sa khoáng titan, zircon có giá trị công nghiệp, tạo thành các mỏ sa khoáng lớn ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ. Các thành tạo này có hướng phát triển tăng đần từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế với bề dày lớn nhất ở Quảng Ngạn (>30m), với hàm lượng quặng titan-zircon sa khoáng giàu và rất giàu

    2. Đặc điểm phân bố quặng sa khoáng

    a. Về không gian phân bố

    Vùng ven biển từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế đều có sa khoáng, song tập trung nhất là đoạn từ Cửa Lò (Nghệ An) tới Đèo Ngang (Hà Tĩnh) và đoạn từ Vĩnh Linh (Quảng Trị) tới bắc đèo Hải Vân (Thừa Thiên - Huế), những nơi còn lại cũng có sa khoáng, nhưng quy mô nhỏ hơn, hàm lượng nghèo hơn. Có thể giải thích về sự tập trung sa khoáng quy mô khác nhau bằng yếu tố địa hình - địa mạo bờ biển và hướng phổ biến phát triển gió. Bờ biển đoạn từ Thanh Hoá đến Nghệ An có hướng bắc-nam, gần song song với hướng gió chủ đạo trong vùng, nên mặc dầu sóng biển mạnh, nhưng khả năng tích tụ, hình thành các trầm tích biển, biển-gió rất yếu, quy mô các trầm tích nhỏ, nên yếu tố về địa tầng ít thuận lợi cho sự tạo sa khoáng. Đoạn từ Cửa Lò (Nghệ An) đến bắc đèo Hải Vân (Thừa Thiên - Huế) đường bờ biển có phương tây bắc - đông nam, gần vuông góc với hướng gió chủ đạo trong vùng là đông và đông bắc, nên rất thuận lợi để hình thành các trầm tích biển, biển-gió quy mô lớn.

     Phần phía nam Đèo Ngang có các dải núi granit Tuấn Thượng (vùng Cẩm Hoà), dải đá magma Đèo Ngang (vùng Kỳ Anh), đá bazan Vĩnh Thái (vùng Vĩnh Linh), đá granit Lộc Tiến - đèo Hải Vân là nguồn cung cấp vật liệu cho các sa khoáng. Các sông lớn trong vùng như sông Lam, sông Thạch Hãn, sông Bồ…, chảy qua các vùng đá gốc giàu các khoáng vật ilmenit, rutil, leucoxen, zircon nêu trên đóng vai trò là đường vận chuyển và tích tụ tạo điều kiện thuận lợi để tích tụ các sa khoáng có quy mô lớn ở vùng Quảng Ngạn - Kế Sung - Vinh Mỹ.

    Vùng ven biển Quảng Bình, nhất là phía nam cửa sông Nhật Lệ, trầm tích biển-gió rất phát triển, có quy mô lớn, nhưng sa khoáng rất nghèo, có lẽ do các dòng chảy của sông Gianh, sông Long Đại chảy qua vùng phát triển chủ yếu đá carbonat hoặc trầm tích hệ tầng Long Đại nghèo titan, zircon nên không đủ để tạo thành các sa khoáng có ý nghĩa.

    b. Về triển vọng quặng sa khoáng ở dưới sâu

    Trong khuôn khổ của đề án không có các công trình khoan sâu để đánh giá khả năng tồn tại của sa khoáng theo chiều sâu, song dựa trên kết quả các lỗ khoan nghiên cứu sa khoáng ở dưới sâu vùng ven biển Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, ta có thể thấy như sau:

    - Vùng ven biển Hà Tĩnh: đã khoan 5 lỗ khoan máy ở mỏ Cẩm Hoà (Cẩm Xuyên) và 4 lỗ khoan ở mỏ Kỳ Khang (Kỳ Anh), độ sâu trung bình lỗ khoan 50 m. Địa tầng chung các lỗ khoan: đoạn 0-16 m: trầm tích biển-gió hỗn hợp chứa quặng titan, zircon, hàm lượng quặng trung bình 1,37% (đoạn 0-5 m) và 0,17% (đoạn 5,1-16 m). Quặng giảm dần hàm lượng từ trên mặt đến độ sâu 16 m. Đoạn 16,1-45 m: trầm tích biển có thành phần sét, sét pha ít cát, không chứa quặng. Đoạn 45-50 m: đá gốc (đá sừng ở Cẩm Hoà và granit ở Kỳ Khang).

    - Vùng ven biển Quảng Trị: Đã khoan 3 lỗ khoan máy, lỗ sâu nhất đến 50,8 m. Địa tầng chung các lỗ khoan: Đoạn 0-17 m: trầm tích biển-gió hỗn hợp chứa quặng titan-zircon với hàm lượng trung bình 1,18%. Đoạn 17-23 m: trầm tích biển chứa quặng titan-zircon với hàm lượng trung bình 0,2%. Đoạn 23-50 m: trầm tích biển không chứa quặng.

    Vùng ven biển Thừa Thiên - Huế: Đã khoan 1 lỗ khoan sâu 50 m (LK5 - T 1130) tại vùng Kế Sung - Vinh Mỹ. Kết quả cho thấy quặng chỉ tồn tại từ trên mặt đến độ sâu 19,5 m với hàm lượng trung bình 3,75%; đoạn 19,5-34,5 m chứa quặng nghèo (<0,2%), đoạn 34,5-50 m không chứa quặng.

    Tại khu Quảng Ngạn đã khoan 18 lỗ, sâu nhất 32 m, cho thấy quặng titan-zircon chỉ tồn tại đến độ sâu 28,5 m, phần dưới là trầm tích biển (sét) không chứa quặng.

    Các lỗ khoan máy nêu trên đều khoan trong khu vực trên mặt có biểu hiện quặng giàu và nằm trong thành tạo biển-gió tuổi Holocen muộn, còn trong trầm tích tuổi Pleistocen muộn chưa có công trình khoan nghiên cứu ở phần sâu.

    Các tài liệu hiện có và đặc điểm phân bố sa khoáng ở các vùng điều tra, đánh giá cho thấy quặng titan, zircon sa khoáng vùng ven biển từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế chỉ phân bố thành một lớp ở trên mặt đến độ sâu trung bình khoảng 1co m, có nơi đến 30 m; từ độ sâu 30 m trở xuống mức độ điều tra còn rất hạn chế chưa thể khẳng định được tiềm năng của quặng titan, zircon.

    3. Đặc điểm thành phần khoáng vật quặng titan-zircon sa khoáng

    Thành phần khoáng vật quặng gồm: các khoáng vật titan (ilmenit, leucoxen, brucit, anatas, rutil), zircon, monazit, granat, disthen, trong đó hiện đã xác định được khoáng vật titan, zircon có giá trị công nghiệp; các khoáng vật còn lại có hàm lượng thấp (monazit: ít, granat: 0-0,1%, disthen: < 0,03%).

    Trên cơ sở kết quả phân tích 5141 mẫu trọng sa lõi khoan ở khu Quảng Ngạn (thân quặng 36) đã xác định được hệ số tương quan giữa các khoáng vật ilmenit, leucoxen, anatas, rutil, zircon, monazit, brucit  như ở Bảng 2.

    Bảng 2.Bảng thống kê hệ số tương quan giữa các khoáng vật

     

    Ilmenit

    Leucoxen

    Anatas

    Rutil

    Zircon

    Monazit

    Brucit

    Ilmenit

    1

    0,81

    0,75

    0,69

    0,88

    0,71

    -0,01

    Leucoxen

     

    1

    0,79

    0,63

    0,77

    0,52

    -0,01

    Anatas

     

     

    1

    0,62

    0,73

    0,48

    0,03

    Rutil

     

     

     

    1

    0,89

    0,48

    -0,01

    Zircon

     

     

     

     

    1

    0,61

    -0,02

    Monazit

     

     

     

     

     

    1

    -0,02

    Brucit

     

     

     

     

     

     

    1

    Các khoáng vật ilmenit, leucoxen, anatas, rutil, zircon, monazit có hệ số tương quan 0,52-0,89, nên giữa chúng có mối quan hệ thuận và liên quan chặt chẽ với nhau. Riêng monazit có quan hệ không chặt chẽ với anatas và rutil. Khoáng vật brucit  có quan hệ nghịch với ilmenit, leucoxen, anatas, rutil, zircon, monazit và quan hệ thuận với anatas. Nhưng các mối quan hệ trên không chặt chẽ.

    Về thành phần độ hạt quặng:

    Các khoáng vật quặng titan có kích thước hạt chủ yếu <0,2 mm, trong đó phổ biến ở cỡ hạt 0,1-0,2 mm (chiếm 60,8-87%), ít hơn ở cỡ hạt <0,1 mm (chiếm tỷ lệ 9-37,9%) và rất ít ở cỡ hạt > 0,2 mm (chiếm tỷ lệ 0,5-2%). Ở vùng ven biển Thanh Hoá, khoáng vật quặng titan có cỡ hạt nhỏ hơn vùng ven biển Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế.

    Khoáng vật zircon có độ hạt <0,2 mm, trong đó vùng ven biển Thanh Hoá, độ hạt phổ biến <0,1 mm (chiếm 86,7-100%); vùng ven biển Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế, độ hạt phổ biến ở kích thước 0,1-0,2 mm (chiếm 55-85%), ít hơn ở cỡ hạt < 0,1 mm (chiếm tỷ lệ 15-45%).

    Như vậy, với tỷ lệ các thành phần quặng theo cấp hạt nêu trên, quặng titan-zircon ở các vùng Vĩnh Linh, Gio Hải, Quảng Lợi, Quảng Ngạn quặng chủ yếu nằm trong cỡ hạt 0,1-0,2 mm, dễ tuyển và có hệ số thu hồi cao; còn ở ven biển Thanh Hóa quặng hạt nhỏ (đặc biệt zircon chủ yếu nằm trong cỡ hạt < 0,1 mm), khả năng tuyển kém, cần được chú ý sử dụng thiết bị tuyển phù hợp để tránh lãng phí tài nguyên.

    4. Chất lượng tinh quặng và khả năng sử dụng

    Ở nước ta chất lượng các loại tinh quặng ilmenit, zircon chưa được tiêu chuẩn hóa. Hiện nay, để đánh giá chất lượng tinh quặng tạm thời căn cứ vào tiêu chuẩn tinh quặng thu được từ sa khoáng của Liên Xô (cũ) và tiêu chuẩn xuất khẩu tinh quặng ilmenit, zircon của các xí nghiệp khai thác ở Bắc Trung Bộ, cụ thể ở Bảng 3.

    Kết quả phân tích hoá tinh quặng ilmenit, zircon tại các vùng như sau:

    Tinh quặng ilmenit có hàm lượng TiO2 trung bình 44,34-58,78%, cao nhất ở khu Quảng Lợi, thấp nhất ở khu Hoằng Hóa; hàm lượng tổng oxyt sắt trung bình 26,16-37,64%, cao nhất ở khu Hoằng Hóa, thấp nhất ở khu Quảng Lợi; hàm lượng Cr2O3 trung bình 0,010-0,44%, cao nhất ở khu Quảng Lợi, thấp nhất ở khu Vĩnh Linh và Gio Hải.

    Bảng 3.Yêu cầu chất lượng tinh quặng titan, zircon

    Loại quặng

    Yêu cầu theo lĩnh vực sử dụng

    Que hàn điện

    (TC: FOCT 4414-48)

    Dioxit titan

    (TC: FOCT 9808-61)

    Xuất khẩu

    (TT 08/2008/TT-BCT)

    (TC цMTY-2002-47 của Liên Xô )

    Ilmenit sa khoáng

    TiO2  > 42%

    S < 0,5%

    P < 0,2%

    V < 0,4%.

    TiO2 >50%

    MnO < 0,8%

    Cr2O3 <0,05%

    V2O5 < 0,2%.

    TiO2 >54%

    -

    Zircon

    -

    ZrO2 > 65%

    ZrO2 > 62%

    Ngoài các thành phần chính trên, kết quả phân tích 32 mẫu hóa tinh quặng ilmenit 13 chỉ tiêu ở 2 khu Quảng Ngạn và Quảng Xương cho thấy các thành phần khác có trong tinh quặng ilmenit như sau: SiO2 = 3,36-4,03%, Al2O3 = 0,33-0,35%, ZrO2 = 0,11-0,13%, CaO <0,01%, MgO 0,02-0,03%, Mn = 1,25-1,35%, P2O5 = 0,0-0,01%, S <0,01%, V2O5 <0,01%.

    Tinh quặng zircon có hàm lượng ZrO2 trung bình: 64,86-65,60%, cao nhất ở khu Quảng Ngạn, thấp nhất ở khu Vĩnh Linh; TiO2 có hàm lượng trung bình: 0,173- 0,431%, cao nhất ở khu Vĩnh Linh, thấp nhất ở khu Quảng Ngạn; hàm lượng tổng oxyt sắt trung bình: 0,049-0,060%, cao nhất ở khu Vĩnh Linh, thấp nhất ở khu Quảng Ngạn.

    So sánh chất lượng tinh quặng ilmenit, zircon tại các khu với tiêu chuẩn nêu trên cho thấy:

    1. Tinh quặng ilmenit ở các khu Hoằng Hóa, Quảng Xương (Thanh Hóa) có hàm lượng TiO2 44 - 49% , Cr2O3 >0,1%, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp sản xuất que hàn, nhưng chưa đạt chất lượng cho công nghiệp sản xuất dioxit titan và xuất khẩu, nên cần có quy trình làm giàu TiO2 và loại bỏ Cr2O3 trong quá trình chế biến.

    2. Tinh quặng ilmenit ở các khu Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Vĩnh Linh, Gio Hải (Quảng Trị), Quảng Lợi, Quảng Ngạn (Thừa Thiên - Huế) có hàm lượng TiO2  trung bình > 50%, đáp ứng sản xuất dioxit titan, nhưng hàm lượng Cr2O3 >0,1%, nên cần có quy trình loại bỏ Cr2O3 trong quá trình sản xuất dioxit titan.

    3. Tinh quặng ilmenit ở các khu Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) có TiO2  trung bình < 52% không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, cần có quy trình làm giàu TiO2 trong tinh quặng.

    4. Tinh quặng zircon ở các vùng có hàm lượng ZrO2 >65%, thuộc loại chất lượng tốt.

    IV. KẾT LUẬN

    Kết quả nghiên cứu đã giúp xác định được đối tượng chứa quặng sa khoáng ở ven biển Bắc Trung Bộ là các trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen thượng (mvQ23), trầm tích hỗn hợp biển-gió Holocen trung (mvQ22), ít hơn có trầm tích hỗn hợp biển-gió Pleistocen muộn (mvQ13), đồng thời làm rõ quy luật phân bố các thân quặng sa khoáng ven biển. 

    Đã sơ bộ đánh giá tiềm năng quặng sa khoáng ở ven biển Bắc Trung Bộ là 16,2 triệu tấn khoáng vật nặng có ích. Nhìn chung, tinh quặng có chất lượng tốt. Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ nói riêng, và cả nước nói chung.

    Tập thể tác gỉa chân thành cám ơn Lãnh đạo Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, các nhà địa chất của Phòng Địa chất Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã chỉ đạo sát sao và động viên khuyến khích trong quá trình điều tra và tổng hợp tài liệu, cám ơn các đồng nghiệp tại Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ đã phối hợp hoàn thành công trình điều tra quy mô lớn và có hiệu quả cao này.

    VĂN LIỆU

    1. Lê Văn Đạt (Chủ biên), Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, 2008.Báo cáo Điều tra, đánh giá sa khoáng ven biển từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

    2. Mai Văn Hác (Chủ biên), Liên đoàn Địa chất 4, 1994.Báo cáo Kết quả tìm kiếm sa khoáng titan và các khoáng sản đi kèm ở vùng ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

    3. Ngô Đắc Đảo (Chủ biên), Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, 1998. Báo cáo Thăm dò mỏ sa khoáng ven biển Thuận An, Thừa Thiên - Huế. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

    4. Nguyễn Đình Lân (Chủ biên), Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, 1997. Thăm dò sa khoáng ilmenit ven biển Hà Tĩnh. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

    5. Nguyễn Văn Huyền (Chủ biên), Liên đoàn Địa chất 4, 1992.Báo cáo Tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển Cẩm Xuyên - Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

    6. Trần Anh Nhuệ (Chủ biên), Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, 1996. Báo cáo Thăm dò mỏ sa khoáng titan Vĩnh Thái, Quảng Trị. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

    PHÁP LUẬT và ĐỜI SỐNG

    Luật cạnh tranh số 27 năm 2004

    Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.

    Phạt 5 công ty kinh doanh đa cấp gần 1,4 tỷ đồng

    Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã ban hành quyết định xử phạt đối với 5 công ty bán hàng đa cấp... vì vi phạm hàng loạt quy định liên quan tới giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đưa thông tin gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm.

    Thu hồi thêm trà C2 và Rồng đỏ vì lượng chì vượt chuẩn

    Căn cứ Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và báo cáo của Công ty URC Hà Nội, sản phẩm bị thu hồi là lô sản phẩm nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu có ngày sản xuất 10/11/2015 và hạn sử dụng 10/8/2016 và lô sản phẩm trà xanh hương chanh C2 có ngày sản xuất 4/02/2016 và hạn sử dụng là ngày 4/2/2017.

    Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

    Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Toàn văn thư xin lỗi của lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh

    Sáng 30/6/2016, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới CBCNV doanh nghiệp này nhận đã gây ra hiện tượng cá chết. Cụ thể, ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư trấn an cán bộ, nhân viên Formosa tiếp tục an tâm làm việc.

    Chủ tịch nước: Lùi hiệu lực 4 luật đến khi sửa sai xong

    Bộ luật Hình sự có sai sót tại một số điều luật, ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật và xử lý tội phạm... Sáng 30/6/2016, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo thông báo lệnh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang công bố nghị quyết về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự năm 2015 và ba đạo luật khác có liên quan.

    Ba luật liên quan đến Bộ Luật hình sự cũng hoãn thi hành

    Nếu như lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự sửa đổi từ ngày 1-7 thì đồng thời phải lùi thời hạn thi hành của các luật liên quan là Luật tố tụng Hình sự sửa đổi, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

    Thưa Thủ tướng! Máy bay của Thủ tướng không bị delay nhưng ai cũng bị cả!

    Báo cáo các anh, nếu căn cứ vào luật thì lại tắc rồi, bởi vì trong nghị quyết của Bộ Chính trị đã nói cho phép TP thực hiện thí điểm những gì từ thực tiễn của TP mà trong luật chưa quy định, hoặc có quy định nhưng lạc hậu. Ông Thăng rất “mong hôm nay Thủ tướng kết luận những vấn đề hết sức cụ thể. Cái gì được thì đề nghị Thủ tướng quyết cho là được, nếu Thủ tướng mà giao cho các bộ thì sẽ lại là “ghi nhận” và “theo quy định hiện hành thì không được” thế là hết luôn”.

    Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

    Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

    Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2016

    Kể từ ngày 1/7/2016, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực. Chính phủ cam kết luôn đồng hành, lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để hoàn thiện thể chế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển sản xuất, kinh doanh.

    [ 12 3 4 5

    Hưng Thịnh: Thông tin mới nhất Hung-Thinh-group: Cty thành viên
    Công ty Hưng Thịnh
    Ban lãnh đạo
    Tầm nhìn - Sứ mệnh
    Sơ đồ tổ chức
    Công ty thành viên
    Văn hóa doanh nghiệp
    Văn phòng luật sư
    Phản ánh, khiếu nại, tố cáo
    Xây dựng pháp luật
    Giám đốc Điều hành
    253-255 Nguyễn Biểu, P2, Q5, TP.HCM.
    Tel: 08.38363939, Fax: 08.39234131
    Hotline: 0907775858
    Email: info@hungthinhgroup.net
    Website: law.hungthinhgroup.net

    [2228] [1374] - Cty seo: Ba Thành