HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành. Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế (SMI) - Hotline: 0912822628
| ||||||
VI PHẠM TỐ TỤNG DÂN SỰ: PHIÊN TÒA SƠ THẨM VÀ PHIÊN TÒA PHÚC THẨM Nội dung phiên tòa, Biên bản phiên tòa và Bản án phúc thẩm là ba nội dung hoàn toàn khác nhau và sai sự thật. Phiên tòa nói gà thì biên bản viết vịt, phiên tòa tuyên án một đằng thì bản án một nẻo. Đặc biệt đê tiện, không viết có, có viết không. Không cho đương sự ghi ý kiến và ký vào biên bản phiên tòa là hoàn toàn trái quy định của pháp luật nhưng vẫn trơ trẽn bịp bợm pháp luật không cho. I. PHIÊN TÒA VÀ BIÊN BẢN PHIÊN TÒA SƠ THẨM Biên bản phiên toàn sơ thẩm là chứng cứ chứng minh Tòa án làm việc cẩu thả, tùy tiện, chủ quan, vô trách nhiệm. Nội dung biên bản tường thuật không chính xác, không đầy đủ; phản ánh không trung thực, không khách quan diễn biến phiên tòa sơ thẩm ngày 04/09/2013; thể hiện năng lực yếu kém và sự vô ý thức, vô kỷ luật, vô nguyên tắc của người lập và người ký biên bản. 1. Vi phạm tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm. a) Tóm tắt diễn biến phiên tòa sơ thẩm ngày 04/09/2013: Khai mạc phiên tòa theo Điều 213 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tôi có yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng với nội dung “Với tinh thần phê và tự phê. Đề nghị Hội đồng xét xử yêu cầu người nào không đủ tư cách đạo đức cách mạng, tư cách đảng viên, năng lực và phẩm chất của cán bộ xét xử thì tự kiểm điểm và rút lui khỏi hội đồng xét xử. Nếu người đó cố tình ngồi xét xử và xét xử trái luật thì đây sẽ là tình tiết tăng nặng trong việc truy cứu trách nhiệm về sau”. Nhưng không ai trong số thành viên của Hội đồng xét xử bị thay đổi. Chỉ một mình Chủ tọa phiên tòa hỏi về yêu cầu khởi kiện và tình tiết thử việc. Các thành viên khác của Hội đồng xét xử không có ai hỏi tôi bất cứ câu hỏi gì. Phần trình bày nội dung vụ kiện và tranh luận tại phiên tòa, tôi trình bày như trong Đơn khởi kiện (sửa đổi, bổ sung) ngày 04/09/2013, Tranh luận sơ thẩm ngày 15/08/2013, Tranh luận sơ thẩm (bổ sung) ngày 04/09/2013, Ý kiến bổ sung ngày 15/08/2013, Chứng minh và Chứng cứ ngày 06/05/2013. Khi tôi tranh luận đến phần phân tích phương án của Hòa giải viên thì bị Chủ tọa phiên tòa cắt ngang, không cho trình bày với lý do “tôi đã trình bày rồi ???” (sự thật là tôi chưa tranh luận nội dung này trước đó), “tôi đã trình bày hơn một tiếng rồi ???”, Hội đồng xét xử đã đọc rồi. Tôi đáp lại là “Nếu Hội đồng xét xử đã đọc rồi thì sẽ thấy nội dung tôi trình bày không có nội dung nào tôi trình bày lặp đi lặp lại. Biên bản hòa giải là chứng cứ nên tôi phải tranh luận. Vì Hội đồng xét xử đã đọc rồi nên tôi chuyển sang phần tranh luận tiếp theo”. Sau khi tranh luận, Chủ tọa phiên tòa hỏi tôi còn nộp bổ sung thêm chứng cứ gì khác không, tôi nói có và ghi thêm những ý kiến tại phiên tòa vào Tranh luận sơ thẩm (bổ sung), tôi đang ghi thì Chủ tọa nói với tôi “Tranh luận sơ thẩm viết xong thì nộp cho Thư ký phiên tòa sau. Ngoài ra, tôi còn nộp bổ sung chứng cứ gì khác không. Do bị đơn vắng mặt nên tôi không lấy được lời khai của bị đơn nên Biên bản đối thoại không thực hiện được nên tôi không có chứng cứ này để nộp nên tôi trả lời là không”. Sau khi ghi xong những ý kiến của mình vào Tranh luận sơ thẩm (bổ sung), tôi đã nộp văn bản này cho Thư ký. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử quay lại phòng xét xử tuyên án theo Điều 239 của Bộ luật Tố tụng dân sự. b) Căn cứ diễn biến phiên tòa và căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự thì: Thứ nhất, Chủ tọa phiên tòa đã thực hiện trái Điều 233 của Bộ luật này vì hạn chế thời gian tranh luận, không tạo điều kiện cho nguyên đơn trình bày hết ý kiến, cắt những ý kiến có liên quan đến vụ án. Thứ hai, Hội đồng xét xử thực hiện trái khoản 1 Điều 227 của Bộ luật này vì không công bố các tài liệu của vụ án vì bị đơn không có mặt tại phiên tòa và đã có nộp tài liệu cho Tòa trước đó. Trong phần tuyên án, tôi nghe thấy những tình tiết mới do bị đơn cung cấp hoặc Tòa án tự bổ sung, lời khai của bị đơn mâu thuẫn với chính lời khai của bị đơn trước đó. Thứ ba, Tòa án thực hiện trái Điều 197 của Bộ luật này vì “Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà” nhưng “Bị đơn không có mặt tại phiên tòa nên không có phần tranh luận của bị đơn, Tòa án sử dụng đến các chứng cứ mới mà tôi không được biết và không được kiểm tra tại phiên tòa và không được tranh luận” nên “Bản án sơ thẩm là bản án trái luật, là bản án không căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên tòa và các chứng cứ mà tôi đã có trước đó”. c) Hội đồng xét xử không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là trái luật: Tranh chấp thử việc hay không thử việc không phải là căn cứ hợp pháp để không thực hiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì thử việc hay không thử việc cũng là tranh chấp về lao động và sự việc đang trong quá trình giải quyết, phiên tòa sơ thẩm chưa phải là phiên tòa cuối cùng giải quyết dứt điểm vụ việc. Hội đồng xét xử đã thực hiện trái Điều 3 của Bộ luật Tố tụng dân sự. 2) Vi phạm tố tụng sau phiên tòa sơ thẩm. a) Sau phiên tòa sơ thẩm, tôi đã yêu cầu Thư ký Dũng cho xem Đơn vắng mặt và các tài liệu, chứng cứ khác của bị đơn nhưng ông Dũng hẹn 3 ngày sau xem. Ngày 10/09/2013, tôi đến tòa thì chỉ được nhận Bản án số 13/2013/LĐ-ST mà không được xem bất cứ tài liệu gì khác. Biên bản phiên tòa thì ông Dũng trả lời chưa viết. b) Quyết định không áp dụng BPKCTT của Hội đồng xét xử cũng không được Tòa án cung cấp cho nguyên đơn. c) Trong các tài liệu, chứng cứ của bị đơn mà nguyên đơn được Tòa án cung cấp không có tài liệu, chứng nào có nội dung bị đơn trình bày căn cứ vào Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT và Nghị định số 44/2003/NĐ-CP nhưng trong Bản án lại có. 3. Biên bản phiên tòa sơ thẩm thể hiện Tòa án sơ thẩm cố ý làm sai lệch thông tin hồ sơ vụ án. a) Về yêu cầu thay người tiến hành tố tụng: Nguyên đơn yêu cầu có thay đổi người tiến hành tố tụng nhưng không cụ thể là người nào. Biên bản thể hiện “Ông Thành trả lời đã rõ và không có yêu cầu thay đổi” là không đúng. b) Yêu cầu giải quyết khởi kiện thể hiện tại Đơn khởi kiện sửa đổi, bổ sung ngày 04/09/2013 nhưng Biên bản không thể hiện đúng nội dung này. Lưu ý là Nguyên đơn không rút đơn Khởi kiện ngày 15/08/2013 mà Nguyên đơn sửa đổi, bổ sung một số nội dung yêu cầu bồi thường theo đúng quy định của pháp luật của Đơn này theo Đơn ngày 04/09/2013. c) Nguyên đơn không trình bày nội dung “Công ty cho tôi nghỉ việc là không đúng đã vi phạm Điều 32 của Bộ luật lao động” như trong Biên bản và Bản án. Nội dung này là của Tòa án mâu thuẫn với nội dung ông Thành trình bày tại phần 3, Mục I của văn bản Tranh luận sơ thẩm. d) Về tình tiết thử việc: Chủ tọa chỉ hỏi Nguyên đơn giải thích thế nào về nội dung thử việc trong Đơn khởi kiện ngày 11/03/2013, Biên bản hòa giải ngày 24/04/2013 và văn bản ngày 12/06/2013. Các câu hỏi có nội dung “công ty kêu ông vào làm thử việc lái xe đúng không”, “công ty nhận ông vào làm thử việc vào ngày nào”, “hợp đồng thử việc” là không đúng và thể hiện Tòa án cố ý làm sai lệch sự thật diễn biến Phiên tòa sơ thẩm và đánh lạc hướng việc khởi kiện. e) Phần tranh luận: - Biên bản thể hiện “công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc” là không đúng vì Nguyên đơn trình bày là “công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”. Về tính pháp lý, thử việc là nội dung bị vô hiệu, tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 của Bộ luật tố tụng dân sự là “bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”, Tòa án không có thẩm quyền áp đặt trái pháp luật quan hệ tranh chấp là đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc như trong Bản án thể hiện tại nội dung 2 của phần Xét thấy. - Biên bản thể hiện không đầy đủ, quá sơ sài nội dung tranh luận mà Nguyên đơn đã trình bày miệng tại Phiên tòa sơ thẩm và trong văn bản Chứng minh và Chứng cứ, Tranh luận sơ thẩm và Bổ sung, Ý kiến tranh luận sơ thẩm, Đơn khởi kiện bổ sung và sửa đổi, bổ sung, Đơn kháng cáo. f) Các nội dung khác: Đã trình bày trong Đơn kháng cáo ngày 19/09/2013 và sửa đổi, bổ sung ngày 26/02/2014, Đơn yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ gửi Tòa án sơ thẩm ngày 16/04/2013. II. PHIÊN TÒA VÀ BIÊN BẢN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM Phiên tòa phúc thẩm ngày 26/02/2014 và ngày 28/03/2014 được mở tại Phòng Thư ký Tòa án của Tòa lao động Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Người tham gia tiến hành tố tụng gồm có Thư ký Tòa án là bà Trần Thị Hiển. Người tham gia tố tụng gồm có Nguyên đơn là ông Nguyễn Đức Thành. Những người khác vắng mặt. 1. Phiên tòa phúc thẩm ngày 23/7/2014: a. Thư ký phiên tòa phúc thẩm Phạm Thị Nguyên báo cáo đại diện hợp pháp của Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế là bà Hồ Thị Bảo Châu vắng mặt nhưng Tòa án không cung cấp cho ông Thành chứng cứ chứng minh bà Châu là đại diện hợp pháp của Bị đơn. b. Hội đồng xét xử phúc thẩm theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 2106/2014/QĐPT-LĐ ngày 7/7/2014 không ký Cam kết tuân thủ và chịu trách nhiệm theo cam kết và theo pháp luật trong khi Cam kết 1 thể hiện rõ “Cam kết chỉ tiến hành tố tụng nếu đảm bảo xét xử vô tư, khách quan, công bằng, chính xác và đúng pháp luật”. Hội đồng xét xử biết hỏi ông Thành căn cứ vào điều khoản của văn bản pháp luật nào để đưa ra yêu cầu nhưng những người tiến hành tố tụng thông đồng với nhau không ký cam kết mà không đưa ra được cơ sở pháp lý để bác bỏ yêu cầu có căn cứ và hợp pháp của ông Thành. Việc Hội đồng xét xử không ký cam kết theo yêu cầu của ông Thành và Biên bản hoãn phiên tòa lao động phúc thẩm ngày 23/7/2014 không thể hiện đầy đủ nội dung phiên tòa, Thư ký Tòa án phải mất ba lần soạn thảo và Thẩm phán Trần Xuân Thủy cũng phải mất ba lần ký đi ký lại Biên bản hoãn phiên tòa là chứng cứ chứng minh yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng của ông Thành tại Phiên tòa ngày 23/7/2014 là có cơ sở. Người tiến hành tố tụng không ký cam kết theo yêu cầu của ông Thành thể hiện người tiến hành tố tụng bất chấp pháp luật không tôn trọng ông Thành và không chịu sự giám sát của ông Thành nhân danh Nhân dân theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự và khoản 1 Điều 15 Luật tố tụng hành chính và Điều 4 Hiến pháp, không bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự, né tránh trách nhiệm quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Luật tố tụng hành chính. c. Lý do hoãn Phiên tòa phúc thẩm ngày 23/7/2014 theo thông báo bằng miệng là do ông Thành có Đơn kháng cáo sửa đổi, bổ sung ngày 18/7/2014 nên Hội đồng xét xử cần có thời gian xem xét đơn kháng cáo sửa đổi, bổ sung của ông Thành nhưng theo Quyết định hoãn phiên tòa lao động phúc thẩm số 208/2014/QĐ-PT ngày 23/7/2014 lại thể hiện là do ông Thành có đơn khiếu nại và hội đồng xét xử cần có thời gian xem xét đơn khiếu nại của ông Thành. 2. Diễn biến phiên tòa phúc thẩm ngày 12/9/2014: a. Tóm tắt diễn biến phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thư ký báo cáo việc tham gia phiên tòa của các đương sự. Chủ tọa hỏi Nguyên đơn về nhân thân, việc khởi kiện, yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng. Sau khi Chủ tọa công bố quyết định bác yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng thì công bố toàn bộ nội dung Bản án sơ thẩm. Tiếp theo, những người tiến hành tố tụng đưa ra các câu hỏi để hỏi ông Thành rồi chuyển ngay sang phần tranh luận. Trước khi tranh luận, ông Thành yêu cầu được xem và được cung cấp giấy ủy quyền ngày 25/11/2013 của bị đơn, đơn đề nghị xét xử vắng mặt ngày 19/3/2014 của bà Hồ Thị Bảo Châu, quyết định bác yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng của Tòa án nhưng Hội đồng xét xử không cho ông Thành xem và không cung cấp giấy ủy quyền, đơn đề nghị xét xử vắng mặt, quyết định bác yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng cho ông Thành, Hội đồng xét xử cũng từ chối yêu cầu ghi âm, ghi hình phiên tòa mà không đưa ra lý do từ chối. Ông Thành yêu cầu Hội đồng xét xử xem chứng cứ mới bổ sung tại phiên tòa nhưng Hội đồng xét xử kiên quyết không xem. Chuyển sang phần tranh luận, ông Thành trình bày tóm tắt việc khởi kiện và kháng cáo, ông Thành bắt đầu tranh luận về hợp đồng lao động thì những người tiến hành tố tụng liên tục cắt ngang và không cho ông Thành tiếp tục trình bày phần tranh luận. Sau khi Hội đồng xét xử xác định các yêu cầu kháng cáo thể hiện trong Đơn kháng cáo sửa đổi, bổ sung ngày 3/9/2014 và Kiểm sát viên phát biểu ý kiến thể hiện y nguyên Bản án sơ thẩm thì Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên bỏ đi nghị án và quay lại tuyên án. Khi Chủ tọa phiên tòa tuyên án thì ông Thành mới được biết người đại diện theo pháp luật của Bị đơn là ông Tổng giám đốc Georges Wache không ủy quyền cho bà Châu tham gia phiên tòa ngày 12/9/2014 và thông tin Bị đơn cho rằng sẽ bị thiệt hại một khoản tiền nếu mua lốp xe của Công ty TNHH ô tô GM Việt Nam. b. Thư ký Trần Thị Hiển và Thư ký Phạm Thị Nguyên nhiều lần và ngay trước khi khai mạc phiên tòa phúc thẩm khẳng định là Bị đơn không liên hệ với Tòa án và không cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án nhưng khi phiên tòa diễn ra Thư ký Phạm Thị Nguyên lại báo cáo bà Hồ Thị Bảo Châu là đại diện hợp pháp của Bị đơn và từ chối cung cấp tài liệu, chứng cứ là giấy ủy quyền ngày của Bị đơn và đơn đề nghị xét xử vắng mặt của bà Châu cho ông Thành theo chỉ đạo của Thẩm phán. Tuy nhiên, khi tuyên án, Chủ tọa phiên tòa công bố có hai giấy ủy quyền mới được bổ sung trong quá trình tố tụng phúc thẩm, một giấy ủy quyền của Bị đơn ủy quyền cho bên thứ ba và một giấy ủy quyền của bên thứ ba ủy quyền lại cho bà Châu. c. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, yêu cầu cung cấp quyết định không thay đổi người tiến hành tố tụng, yêu cầu ghi âm ghi hình phiên tòa phúc thẩm của ông Thành không được Tòa án chấp nhận mà không có lý do chính đáng. d. Các câu hỏi của những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa: Ông Thành cho biết tên, tuổi, địa chỉ của ông, Bị đơn là ai và ở đâu, khởi kiện về việc gì? Ông Thành bắt đầu đi làm vào ngày nào? Hai bên có ký kết hợp đồng không? Lý do mà Công ty Quốc tế cho ông Thành nghỉ việc là gì? Trong thời gian làm việc, hai bên có mâu thuẫn gì không, ông có vi phạm lỗi gì không? Công ty Quốc tế đã trả tiền lương cho ông đến ngày nào? Ngoài các yêu cầu bồi thường thể hiện trong Đơn kháng cáo sửa đổi, bổ sung ngày 3/9/2014, ông Thành còn có yêu cầu bồi thường bổ sung nào không? e. Tại Đơn kháng cáo sửa đổi, bổ sung ngày 03/09/2014, thời gian và tiền lương của những ngày nghỉ hàng năm thể hiện tại yêu cầu bồi thường của là 19 và 17 ngày, 3.073.000 và 3.434.500 đồng nhưng tất cả những người tiến hành tố tụng không hỏi về tình tiết này. f. Đơn kháng cáo sửa đổi, bổ sung ngày 03/09/2014 thể hiện Tranh luận phúc thẩm ngày 12/9/2014 là tài liệu bổ sung tại phiên tòa nhưng không ai hỏi về tài liệu này và cũng không yêu cầu ông Thành cung cấp cho Tòa án tài liệu này. Tại phiên tòa, không ai hỏi ông Thành có nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ nào nữa không. Ông Thành yêu cầu Tòa án nhận văn bản Tranh luận phúc thẩm thì Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên bỏ đi nghị án. Trong thời gian chờ tuyên án, Ông Thành yêu cầu Thư ký phiên tòa lập biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ là văn bản Tranh luận phúc thẩm của ông Thành nhưng Thư ký trả lời ông Thành giao nộp thì Tòa án nhận nhưng Tòa án không cung cấp biên bản giao nhận. Xét thấy, Thư ký thực hiện trái khoản 2 Điều 84 Bộ luật tố tụng dân sự nên ông Thành không giao nộp văn bản Tranh luận phúc thẩm ngày 12/9/2014 cho Tòa án. g. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phân công Thẩm phán Trần Xuân Thủy làm Chủ tọa phiên tòa nhưng thực tế diễn biến phiên tòa thể hiện Thẩm phán Nguyễn Văn Xuân là Chủ tọa. Quyết định giải quyết khiếu nại số 474 ngày 25/8/2014 thể hiện còn có ít nhất một Chủ tọa khác chỉ đạo án và điều hành phiên tòa phúc thẩm từ xa. h. Thẩm phán Nguyễn Văn Xuân để nguyên cái cặp đen che khuất mặt Thẩm phán trên mặt bàn, tay không cầm bút, trước mặt không có nổi một mẩu giấy nháp nhưng lại là người đầu tiên cướp lời ông Thành trình bày và không cho ông Thành tiếp tục trình bày nội dung tranh luận tại phiên tòa. i. Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát giám sát việc tuân thủ pháp luật của đương sự, cơ quan và người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én lại trả lời ông Thành rằng ông Thành trình bày tranh luận đúng nội dung việc kháng cáo nhưng cũng không cho ông Thành tiếp tục trình bày tranh luận tại phiên tòa. Mặt khác, hồ sơ vụ án không thể hiện ý kiến của Kiểm sát viên về việc làm trái pháp luật của Tòa án. k. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu ông Thành không tiếp tục trình bày tranh luận để nhường phòng xét xử cho phiên tòa khác. l. Thẩm phán Đỗ Giang không nói một câu nào trong suốt phiên tòa nhưng tay thì ký lia lịa vào rất nhiều văn bản rồi chuyển lại cho Chủ tọa phiên tòa trong lúc ông Thành trình bày và tranh luận. m. Những người tiến hành tố tụng kiên quyết không thèm xem chứng cứ bổ sung là nội dung đoạn video có liên quan đến tình tiết đổ xăng mà ông Thành đã thể hiện trong văn bản Ý kiến bổ sung tranh luận sơ thẩm ngày 15/8/2013, không thèm nghe ông Thành trình bày nội dung tranh luận phúc thẩm mà Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên chưa được đọc văn bản Tranh luận phúc thẩm ngày 12/9/2014. 3. Biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 12/9/2014 thể hiện thông tin sai sự thật a. Biên bản phiên tòa thể hiện chưa đúng, không đầy đủ và không chính xác nội dung phiên tòa. “Ông thử việc bao nhiêu ngày? Chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia tố tụng có ai cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới tại phiên tòa hay không?” là hai trong số các câu hỏi không có thật tại phiên tòa và hoàn toàn mâu thuẫn với nội dung phiên tòa thể hiện tại điểm d, f, m Nội dung 1 trên. Việc lập biên bản và nội dung biên bản được mô tả ngắn gọn qua năm câu đồng dao:
Ai mà dạ sói trơ trẽn rất điêu. b. Tòa án không cho ông Thành ký vào Biên bản phiên tòa là trái quy định tại khoản 4 Điều 211 Bộ luật tố tụng dân sự. Thư ký Phạm Thị Nguyên bịp bợm ông Thành chỉ được quyền ký trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày 12/9/2014, rồi lại bịp bợm ông Thành chỉ được quyền ký ngay tại phiên tòa ngày 12/9/2014. Ông Thành đang giảng dạy luật về quyền ký và ghi ý kiến vào biên bản phiên tòa của đương sự thì Thư ký Nguyên cướp giật lại biên bản. Bao biện cho hành động cướp giật của mình, Thư ký Nguyên vu oan cho ông Thành manh động. Việc ký hay không ký vào biên bản phiên tòa theo ý chí chủ quan của Tòa án rất mâu thuẫn. Biên bản hoãn phiên tòa sơ thẩm ngày 15/8/2013 không yêu cầu ông Thành ký. Biên bản hõa phiên tòa phúc thẩm ngày 26/2/2014 yêu cầu ông Thành ký. Biên bản hõa phiên tòa phúc thẩm ngày 28/3/2014 yêu cầu ông Thành ký nhưng ông Thành không ký. Ngày 28/8/2014 ông Thành ký vào Biên bản hoãn phiên tòa phúc thẩm ngày 23/7/2014, do biên bản được đánh máy và Chủ tọa đã ký tới 2 lần mà vẫn sai nội dung. Ngày 29/9/2014 Tòa án không cho ông Thành ký vào Biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 12/9/2014 với lý do “đã quá thời hạn quy định đương sự được ký và ghi ý kiến của mình vào biên bản”. Hành vi lạm quyền và bất chấp pháp luật của Thư ký Tòa án và các cán bộ Tòa án khác được mô tả ngắn gọn qua sáu câu ca dao:
Lợi dụng pháp luật trâu bịp bợm dân. 4. Xét thấy: a. Tòa án không cho Đương sự kháng cáo là ông Thành trình bày nội dung kháng cáo mà chuyển ngay sang phần tranh luận nhưng lại không cho ông Thành trình bày tranh luận là thực hiện trái điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 271, Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự. b. Tòa án biết văn bản Tranh luận phúc thẩm ngày 12/9/2014 của ông Thành chưa được giao nộp cho Tòa án nhưng không trở lại việc hỏi và tranh luận là thực hiện trái khoản 3 Điều 271, Điều 274 Bộ luật tố tụng dân sự. c. Khi tuyên án, Chủ tọa phiên tòa công bố có hai giấy ủy quyền mới được bổ sung trong quá trình tố tụng phúc thẩm, một giấy ủy quyền của Bị đơn ủy quyền cho bên thứ ba và một giấy ủy quyền của bên thứ ba ủy quyền lại cho bà Châu. Tuy nhiên, trong Bản án phúc thẩm lại thể hiện chỉ có một giấy ủy quyền ngày 25/11/2013 của Bị đơn. Tất cả những người tiến hành tố tụng đã từ chối cung cấp giấy ủy quyền của Bị đơn và đơn đề nghị xét xử vắng mặt của bà Châu theo yêu cầu của ông Thành tại phiên tòa. Hội đồng xét xử đã xâm phạm quyền “được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập” của ông Thành được quy định tại Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự. d. Khi khai mạc, Thư ký Tòa án báo cáo và Chủ tọa phiên tòa thông báo đại diện hợp pháp của Công ty Quốc tế là bà Hồ Thị Bảo Châu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt ngày 19/03/2014, ngoài ba tài liệu này ra, Bị đơn và bà Châu không còn tài liệu nào khác nộp cho Tòa án. Tuy nhiên, Tòa án không cung cấp các giấy ủy quyền của Bị đơn trong đó có một giấy ủy quyền ngày 25/11/2013, đơn đề nghị xét vắng mặt của bà Hồ Thị Bảo Châu ngày 19/3/2014 cho ông Thành là (1) không đảm bảo tài liệu mà Tòa án tuyên bố tại phiên tòa là tài liệu có thật theo quy định tại Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự và (2) không hợp pháp theo quy định tại Chương VII Bộ luật tố tụng dân sự và (3) xâm phạm quyền của ông Thành theo quy định tại Điều 58, 59 Bộ luật tố tụng dân sự. e. Nội dung phiên tòa, Biên bản phiên tòa và Bản án phúc thẩm là ba nội dung hoàn toàn khác nhau và sai sự thật. Phiên tòa nói gà thì biên bản viết vịt, phiên tòa tuyên án một đằng thì bản án một nẻo. Đặc biệt đê tiện, không viết có, có viết không. Không cho đương sự ghi ý kiến và ký vào biên bản phiên tòa là hoàn toàn trái quy định của pháp luật nhưng vẫn trơ trẽn bịp bợm pháp luật không cho.
MH54 | ||||||
|