HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành. Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế (SMI) - Hotline: 0912822628
| ||||||
Về việc: “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”. CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ: KHIẾU NẠI PHƯƠNG ÁN HÒA GIẢI LAO ĐỘNG Tòa án sơ thẩm là Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh sử dụng Biên bản hòa giải lao động để áp đặt Hợp đồng thử việc trái với thỏa thuận Hợp đồng lao động miệng của ông Thành và Công ty Quốc tế. Tòa án phúc thẩm là Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh căn cứ Bản án sơ thẩm để giải quyết vụ án oan sai. Do đó, ông Thành đã: thứ nhất, khiếu nại Phương án hòa giải của Hòa giải viên có nhiều mâu thuẫn tới Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh ngày 10/04/2014 (Tòa án phúc thẩm có nhận Đơn này); thứ hai, yêu cầu Tòa án sơ thẩm cung cấp tài liệu, chứng cứ ngày 16/04/2013 (Tòa án phúc thẩm có nhận Đơn này); thứ ba, yêu cầu Tòa án phúc thẩm thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ ngày 29/04/2014. I. NỘI DUNG KHIẾU NẠI PHƯƠNG ÁN HÒA GIẢI LAO ĐỘNG CỦA HÒA GIẢI VIÊN Ngày 27/3/2013, tôi đã nộp Đơn khiếu nại đến Phòng LĐTBXH quận Bình Thạnh để khiếu nại Công ty TNHH Sài Gòn Đồ Gỗ Quốc Tế (SMI) về lý do chấm dứt hợp đồng trái luật. Lý do cho nghỉ việc là lỗi trong Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 của SMI (viết tắt là Lỗi). Đây là lý do để SMI đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động miệng. Ngày 24/04/2013, hòa giải viên Nguyễn Văn Ngọc đã tiến hành hòa giải. Phương án hòa giải của Hòa giải viên ghi rõ “SMI không chứng minh được lỗi vi phạm của ông Thành như đã nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013” nhưng lại đưa ra lý do là “việc làm thử không đạt yêu cầu (?)”. Lý do của Phương án hòa giải mâu thuẫn với lý do của SMI. “Chính bà Hồ Thị Bảo Châu đã thừa nhận không biết vì sao 3 lỗi trong Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 của SMI là lỗi của ông Thành. Đó là quyết định của ông Tổng Giám đốc, bà Châu chỉ là người thực hiện và không có quyền quyết định”. Bà Châu còn nói “Công ty yêu cầu ông Thành đi đổ xăng nhưng là tài xế thì ông Thành phải biết đi đổ dầu. Nếu sai làm việc gì làm đúng việc đó thì thiếu gì tài xế, thuê ông Thành làm gì”. Nội dung này không được thể hiện trong Biên bản hòa giải. Về sự việc đổ xăng thì bà Châu đã thừa nhận như trên. Về sự việc báo giá thì có số điện thoại của người bán trong Đơn khiếu nại ngày 27/03/2013 là chứng cứ chứng minh sự thật. Việc thực hiện đúng yêu cầu đổ xăng và truyền đạt đúng thông tin từ người bán (hãng Chevrolet) sang người mua (SMI) không phải là Lỗi. Phương án hòa giải của Hòa giải viên lại ghi “Ông Thành không chứng minh được việc mình đã làm là đúng” là không đúng sự thật, không khách quan và không đúng pháp luật. Kết luận: Có nhiều mâu thuẫn trong Phương án hòa giải của Hòa giải viên. (Xem tiếp nội dung 8). II. YÊU CẦU GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Biên bản hòa giải là chứng cứ giải quyết khởi kiện, kháng cáo nên có ảnh hưởng đến “danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của tôi” và “kết quả việc khởi kiện, kháng cáo” mà tôi đang thực hiện kháng cáo. Vì vậy, đề nghị quý Phòng giải quyết khẩn cấp các yêu cầu giải quyết khiếu nại sau: 1. SMI đưa ra lỗi của ông Thành nhưng không chứng minh được lỗi của ông Thành thì tại sao ông Thành lại phải chứng minh là mình không có lỗi? 2. Việc làm thử mà SMI và ông Thành đã thỏa thuận là gì? 3. Việc làm thử không đạt yêu cầu nào mà hai bên đã thỏa thuận? Tại sao? 4. Đạt hay không đạt yêu cầu làm nghề lái xe có thuộc thẩm quyền quyết định của quý Phòng không? Tại sao Hòa giải viên lại đưa ra lý do (không đạt yêu cầu) trong Phương án hòa giải mâu thuẫn với lý do (Lỗi) của SMI đưa ra trong Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013? 5. Tại sao SMI không chứng minh được Lỗi nhưng vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 32 của Bộ luật Lao động? 6. SMI không chứng minh được Lỗi nhưng Hòa giải viên không kết luận lý do là Lỗi không phải là lý do có căn cứ và hợp pháp. Tại sao? 7. SMI đưa ra lý do là Lỗi để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động miệng. Vậy, SMI đã thực hiện trái quy định tại những điều, khoản của các văn bản pháp luật nào? 8. Trong Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 áp đặt “chưa hết thời gian thử việc theo qui định”. Thời gian thử việc theo quy định nhưng không chỉ ra rõ ràng và cụ thể là ngày nào. Hai bên không thỏa thuận thử việc và ông Thành chưa phát hiện ra mâu thuẫn này. Hòa giải viên không làm rõ mâu thuẫn này và chưa căn cứ đúng pháp luật lao động để đưa ra Phương án hòa giải. Vậy: 8.1) Pháp luật lao động có quy định “Người lao động và người sử dụng lao động phải thực hiện việc làm thử hay thời gian thử việc khi hai bên giao kết hợp đồng lao động” không? Nếu có thì quy định tại điều, khoản của văn bản pháp luật nào? Nếu không thì thời gian thử việc trong Quyết định này có phải là nội dung bị vô hiệu không? 8.2) Công việc lái xe có bắt buộc phải thực hiện thử việc không? Nếu có thì căn cứ điều khoản của văn bản pháp luật nào, việc làm thử là gì và thời gian thử việc là bao lâu, tại thời điểm ngày 26/03/2013 SMI cho ông Thành nghỉ việc còn là trong thời gian thử việc không? 9. Hòa giải viên xác nhận nội dung sau đây là đúng: “Chính bà Hồ Thị Bảo Châu đã thừa nhận không biết vì sao 3 lỗi trong Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 của SMI là lỗi của ông Thành. Đó là quyết định của ông Tổng Giám đốc, bà Châu chỉ là người thực hiện và không có quyền quyết định”. Bà Châu còn nói “Công ty yêu cầu ông Thành đi đổ xăng nhưng là tài xế thì ông Thành phải biết đi đổ dầu. Nếu sai làm việc gì làm đúng việc đó thì thiếu gì tài xế, thuê ông Thành làm gì”. MH61 | ||||||
|