HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành. Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế (SMI) - Hotline: 0912822628
| ||||||
Về việc: “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”.
TRANH LUẬN, CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ: LUẬN CỨ I. 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 của SMI không phải là lỗi của ông Thành Bà Hồ Thị Bảo Châu là người đầu tiên thông báo SMI đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Thành với lý do là lỗi của Công ty Quốc tế là kinh doanh thua lỗ. Ông Thành không đồng ý bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do không chính đáng mà bà Châu đưa ra. TGĐ chỉ đạo bà Châu soạn thảo Quyết định số 18 để chấm dứt hợp đồng lao động theo hình thức sa thải ông Thành trái pháp luật với lý do là ông Thành gây ra 3 lỗi nêu trong Quyết định này. 1. Lỗi “Là tài xế nhưng lại đổ xăng vào xe chạy dầu” không phải là lỗi Khi vào làm việc, ông Thành không được Công ty Quốc tế bàn giao xe (tình trạng, nhiên liệu, giấy tờ xe) hay hướng dẫn sử dụng các thiết bị của xe. Bằng kinh nghiệm của mình, ông Thành phải tự mò mẫm để vận hành xe. Ngày 6/3/2013, SMI (ông Frederic - GĐ xưởng sản xuất, kế toán Trang, phiên dịch Linh và vài kế toán khác chứng kiến) yêu cầu ông Thành đi đổ xăng thì ông Thành đi đổ xăng, do đây là lần đầu tiên ông Thành lái dòng xe Captival nên khi ông Thành còn đang loay hoay tìm nút mở nắp bình nhiên liệu thì người bán xăng mở nắp bình nhiên liệu và cắm vòi xăng vào đổ (Lưu ý, đây là tình tiết công khai, rõ ràng mà mọi người đều biết và không phải chứng minh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 80 của Bộ luật tố tụng dân sự. Chi tiết xem Luận cứ 6.15 của Tranh luận phúc thẩm). Sau khi đổ xăng, xe vẫn chạy bình thường. Tại thời điểm xảy ra sự việc ngày 6/3/2013 đến thời điểm giải quyết dứt điểm sự việc ngày 8/3/2013, TGĐ đã có kết luận sự việc không gây hậu quả nghiêm trọng nào, không khiển trách, áp đặt lỗi hay truy cứu trách nhiệm bất cứ ai liên quan. Do đó, không có cơ sở để kết luận lỗi của ông Thành và TGĐ là người chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra sau khi TGĐ kết luận sự việc là không sao.
Việc đổ xăng cho xe Captival được thực hiện theo yêu cầu của SMI và ông Thành đã thực hiện đúng yêu cầu của SMI là đi đổ xăng cho xe Captival. Pháp luật không quy định “Người có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu là lỗi” nên lỗi “Là tài xế nhưng lại đổ xăng vào xe chạy dầu” không phải là lỗi. Tòa án sơ thẩm tiến hành tố tụng không vô tư vì không yêu cầu SMI cung cấp các chứng cứ chứng minh lỗi của ông Thành và không chỉ ra tài liệu nào là chứng cứ chứng minh và nội dung nào chứng minh: Thứ nhất, đã bàn giao xe cho ông Thành là xe chạy dầu. Thứ hai, việc đổ xăng là lỗi cố ý do ông Thành gây ra. Thứ ba, đã áp dụng hình thức xử lý trách nhiệm của ông Thành đối với lỗi cố ý đổ xăng này. Thứ tư, việc đổ xăng được lặp đi lặp lại ít nhất hai lần. Thứ năm, xe chạy dầu không chạy được xăng. Thứ sáu, ông Goege Wache - TGĐ, ông Frederic - GĐ Xưởng sản xuất, bà Trang - Kế toán xưởng, ông Linh - Phiên dịch, bà Châu - Trợ lý TGĐ, người bán xăng là những người được miễn trách nhiệm theo pháp luật trong sự việc đổ xăng vào xe Captival. SMI áp đặt lỗi cho ông Thành nhưng không chứng minh được lỗi của ông Thành. Ngược lại, ông Thành đã chứng minh là mình không có lỗi: Thứ nhất, SMI không bàn giao xe cho ông Thành nên chắc chắn không có Biên bản bàn giao xe. Trách nhiệm dân sự của việc đổ nhầm xăng do hậu quả của việc (1) không bàn giao xe và (2) ông Thành thực hiện đúng yêu cầu đổ xăng của SMI vẫn là của SMI. Thứ hai, SMI yêu cầu ông Thành đi đổ xăng cho xe Captival là sự thật. Thứ ba, SMI không hề có cuộc họp giữa những người liên quan đến việc đổ xăng để làm rõ nguyên nhân dẫn tới việc đổ xăng vào xe Captival nên không thể có Biên bản sự việc làm căn cứ quyết định xử lý trách nhiệm với bất cứ người nào. Tại thời điểm xảy ra sự việc, TGĐ đã xử lý dứt điểm vụ việc và cũng không có quyết định xử lý trách nhiệm với bất cứ ai trong số những người liên quan. Thứ tư, việc đổ nhầm xăng chỉ xảy ra một lần duy nhất nên không thể có chứng cứ nào chứng minh sự việc này được lặp đi lặp lại. Thứ năm, xe Capitval vẫn chạy bình thường, hoạt động ổn định sau khi được đổ xăng. Vì vậy, không cần phải chứng minh xe chạy dầu thì không chạy được xăng. Thứ sáu, ông Thành không phải chịu trách nhiệm đối việc đổ xăng vào xe Captival vì pháp luật không quy định “Bên có nghĩa vụ mà thực hiện đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.
2. Lỗi “Nhưng không biết nhận lỗi” không phải là lỗi Pháp luật không quy định “NLĐ làm đúng công việc đã thỏa thuận với NSDLĐ là lỗi”, ông Thành là tài xế làm công việc lái xe chứ không phải là công việc nhận lỗi nên lỗi “Nhưng không biết nhận lỗi” không phải là lỗi. 3. Lỗi “Báo giá mua lốp xe Dunlop vượt quá nhiều với giá ông chủ đã mua” không phải là lỗi Ông Thành có hai nguồn thông tin giá là một nguồn từ người sửa xe và một nguồn từ hãng Chevrolet (Công ty TNHH Ô tô GM Việt Nam). Ông TGĐ được người sửa xe trực tiếp báo giá từ nguồn của mình là 5 triệu đồng, thông tin giá 5,9 triệu đồng của hãng Chevrolet được ông Thành thông báo lại cho TGĐ. Theo văn bản xác nhận ngày 15/4/2013, đại diện của Chevrolet là Công ty TNHH Ô tô GM Việt Nam đã xác nhận thông tin giá này là đúng, giá lốp ngày 25/3 là 5,9 triệu đồng và giá lốp ngày 26/3 là 6 triệu đồng, chênh lệch giá được hãng giải thích do chênh lệch tỉ giá ngoại tệ tại thời điểm báo giá. Báo giá là quyền của người bán (Người sửa xe hay hãng Chevrolet). Mua hàng là quyền của người mua (SMI). Ông Thành chỉ là người truyền đạt đúng thông tin báo giá từ người bán sang người mua. Bà Vũ Thị Phương và ông Đoàn Văn Túy đã xác nhận trong văn bản ghi ngày 25/4/2013 (ký ngày 18/7/2013) là ông Thành trình bày đúng thông tin sự việc. Đĩa ghi âm, ghi hình ngày 18/7/2013 và văn bản Tường thuật nội dung ghi âm, ghi hình ngày 15/08/2013 là chứng cứ chứng minh ngày 25/4/2013 bà Châu chỉ đạo bà Phương không được ký vào văn bản xác nhận thông tin sự việc theo yêu cầu của ông Thành. Như vậy, ông Thành truyền đạt đúng thông tin báo giá của hãng Chevrolet là có căn cứ và hợp pháp, trung thực, khách quan. Việc ông Thành truyền đạt đúng thông tin báo giá của người bán cho TGĐ không phải là lỗi, pháp luật không quy định việc truyền đạt đúng thông tin từ người cung cấp thông tin là người bán đến người nhận thông tin là người mua là lỗi nên lỗi “Báo giá mua lốp xe Dunlop vượt quá nhiều với giá ông chủ đã mua” không phải là lỗi.
II. 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 của SMI không phải là lý do có căn cứ và hợp pháp Văn bản Chứng minh và Chứng cứ bác bỏ lý do việc làm thử không đạt yêu cầu của Hòa giải viên nêu trong Biên bản hòa giải của Cơ quan hòa giải lao động là Phòng LĐTBXH quận Bình Thạnh. Văn bản Tranh luận sơ thẩm chỉ ra Doanh nghiệp, Tòa án, Cơ quan hòa giải lao động không phải là các cơ quan có thẩm quyền quyết định người có giấy phép lái xe là người không đạt yêu cầu lái xe hay làm nghề lái xe. Nhưng Tòa án vẫn áp đặt lý do trái pháp luật việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận mâu thuẫn với sự thật là hai bên không có thỏa thuận nào về việc làm thử và thời gian thử việc. Lý do của cả hai cơ quan này không phải là lý do có căn cứ và hợp pháp và cũng không phải là lý do nêu trong Quyết định số18 của SMI.
Quyết định số 18 của SMI là quyết định sa thải người lao động không thuộc trường hợp nào được quy định tại Điều 85 Bộ luật lao động. Khi khởi kiện, theo quy định tại Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự, ông Thành đã đưa ra chứng cứ để chứng minh (văn bản Chứng minh và Chứng cứ, Tranh luận sơ thẩm thể hiện Luận cứ I ở trên) là chỉ ra SMI không chứng minh được 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 là lỗi của ông Thành theo quy định tại Điều 87 Bộ luật lao động. SMI không thực hiện nghĩa vụ chứng minh 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 là lỗi của ông Thành, Biên bản hòa giải của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh cũng thể hiện SMI không chứng minh được 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 là lỗi của ông Thành, bà Châu cũng thừa nhận với Hòa giải viên là không biết vì sao 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 là lỗi của ông Thành. Thì đương nhiên, 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 không phải là lỗi của ông Thành. Vậy, ông Thành còn phải chứng minh là mình không có lỗi như thế nào đối với những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo quy định tại Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự? Và tại sao ông Thành không có lỗi mà lại phải đi chứng minh là mình không có lỗi? Tòa án không yêu cầu SMI chứng minh lỗi của ông Thành mà lại yêu cầu ông Thành chứng minh ngược là mình không có lỗi, yêu cầu của Tòa án thể hiện sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự quy định tại Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự và vi phạm nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng quy định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự. Tòa án áp dụng pháp luật không đầy đủ, không toàn diện tình tiết của vụ án mà cho rằng “ông Thành cho rằng ông không có nghĩa vụ chứng minh là chưa đúng” thể hiện người tiến hành tố tụng chỉ cưỡi mây xem lướt nhanh hồ sơ chứ không thể hiện ý thức trách nhiệm nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để giải quyết khiếu kiện khách quan, chính xác, kịp thời và đúng pháp luật. SMI đưa ra lý do để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo hình thức sa thải trái pháp luật là ông Thành gây ra 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 của SMI nhưng không có chứng cứ và không chứng minh được lỗi của ông Thành. Ngược lại, ông Thành có quyền và nghĩa vụ không phải chứng minh (xem Đơn khiếu nại ngày 18/7/2014) nhưng cũng đã cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh là mình không có lỗi. Vì vậy, 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 của SMI không phải là lý do có căn cứ và hợp pháp, SMI sử dụng lý do không có căn cứ và hợp pháp để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo hình thức sa thải không đúng quy định của pháp luật trong các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung MH52 | ||||||
|