HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành. Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế (SMI) - Hotline: 0912822628
| ||||||
Về việc: “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”.
TRANH LUẬN, CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ: LUẬN CỨ Nội dung vô hiệu là nội dung do các bên thỏa thuận, hoặc do một bên đơn phương áp đặt, hoặc cơ quan có thẩm quyền áp đặt thực hiện trái với quy định của pháp luật. Việc làm trong thời gian thử việc tạm gọi việc làm thử. Thử việc là việc làm thử và thời gian thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận thực hiện khi hai bên giao kết hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động có nội dung thử việc tạm gọi là hợp đồng thử việc. 1. Nội dung do cơ quan có thẩm quyền áp đặt thực hiện trái pháp luật là nội dung vô hiệu a) Luận cứ 4 của Hợp đồng lao động và thực tiễn chứng minh nghề lái xe không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP do Tòa án lạm quyền áp đặt bằng Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm.
b) Luận cứ 2-b và 3 ở dưới; Đơn kháng cáo sửa đổi, bổ sung ngày 18/07/2014 thể hiện “Việc giải thích về hợp đồng lao động trong các văn bản ngày 12/04/2013 và ngày 12/06/2013 bị hủy bỏ và được thay thế bằng văn bản Tranh luận phúc thẩm ngày 12/09/2014”; Đơn khởi kiện các ngày 04/04/2013 và 12/04/2013 có nội dung trái với nội dung của Đơn khởi kiện các ngày 15/08/2013 và 04/09/2013 thì đương nhiên nội dung đó bị bãi bỏ; Không có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh ông Thành và Công ty Quốc tế đã thỏa thuận thực hiện việc làm thử và thời gian thử việc tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động theo hình thức hợp đồng miệng ngày 26/02/2013. Do đó, Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm thể hiện “ông Thành trình bày và ông Thành thừa nhận … làm thử việc, ông Thành đang trong thời gian thử việc, thời gian thử việc của ông Thành là 30 ngày” là áp đặt theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng trái với nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện. Các nội dung bị áp đặt trái với nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện là các nội dung bị vô hiệu.
c) Bản án phúc thẩm thể hiện “thời gian thử việc của ông Thành là 30 ngày” mâu thuẫn với Luận cứ 4 của Hợp đồng lao động; “Công ty Quốc tế ban hành Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 trong thời gian 30 ngày thử việc kể từ ngày 01/03/2013 là phù hợp với quy định của pháp luật” mâu thuẫn với Luận cứ 2-b và 3 ở dưới, Luận cứ 7-c của Biên bản hòa giải lao động, Luận cứ 1, 2, 3 của Hợp đồng lao động. Nội dung bị áp đặt thực hiện trái với quy định của pháp luật là nội dung vô hiệu.
d) Bản án sơ thẩm thể hiện “ông Thành gây ra lỗi, không đạt yêu cầu” theo người đại diện không hợp pháp (xem Luận cứ 4-a ở dưới) vắng mặt tại phiên tòa và Bản án phúc thẩm thể hiện “có thể... công việc của ông Thành đã không đạt yêu cầu thử việc” mâu thuẫn với Luận cứ 2-a và 3 ở dưới, Luận cứ 3 của Hợp đồng lao động. Cả hai bản án không thể hiện được nội dung nào chứng minh lỗi “1. Là tài xế nhưng lại đổ xăng vào xe chạy dầu; 2. Nhưng không biết nhận lỗi (không thấy thể hiện trong bản án, Tòa án đã tham nhũng nội dung này?); 3. Báo giá mua lốp xe Dunlop vượt quá nhiều với giá ông chủ đã mua” là lỗi của ông Thành. Cả hai bản án cũng không thể hiện nội dung ông Thành chứng minh 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 không phải là lỗi của ông Thành. Do đó, nội dung của Tòa án lạm quyền và tùy tiện áp đặt “ông Thành gây ra lỗi, không đạt yêu cầu thử việc” trong hai bản án là không có cơ sở và là nội dung vô hiệu.
e) Quan hệ lao động và quan hệ tranh chấp giữa ông Thành và Công ty Quốc tế (SMI) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 32 Bộ luật lao động và Điều 7 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP vì tài liệu, chứng cứ thể hiện trong hồ sơ vụ án không đáp ứng điều kiện cần và đủ để thực hiện Điều 32. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì SMI phải chứng minh lý do của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 32 thì SMI phải chứng minh điều kiện cần là “phải chứng minh không đạt yêu cầu việc làm thử mà hai bên đã thỏa thuận” và điều kiện đủ là “phải chứng minh hai bên có thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc khi giao kết hợp đồng lao động”. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 32 mà không thực hiện đúng và đủ điều kiện cần và đủ thì là đơn phương chấm dứt hợp động lao động trái pháp luật.
Câu điều kiện: Mệnh đề quyền làm theo pháp luật nếu mệnh đề điều kiện thực hiện quyền đó được chứng minh là có căn cứ và hợp pháp Luận cứ 2-b và 3 ở dưới và Luận cứ của hợp đồng lao động chứng minh hợp đồng lao động giữa ông Thành và Công ty Quốc tế giao kết bằng miệng ngày 26/02/2013 không có nội dung thỏa thuận về việc làm thử và thời gian thử việc nên các bên “không có căn cứ hợp pháp để thực hiện quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử” theo quy định tại Điều 32 này. Nội dung thử việc là nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng gồm có nội dung thời gian thử việc phát sinh tại thời điểm hợp đồng bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật ngày 26/03/2013 làm phát sinh nội dung việc làm thử tại thời điểm khiếu nại ngày 27/03/2013. Nội dung thử việc là nội dung vô hiệu của hợp đồng đã được ông Thành chứng minh đúng pháp luật tại thời điểm cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ khởi kiện ngày 06/05/2013 và trước thời điểm thụ lý vụ án sơ thẩm ngày 30/5/2013 nhưng Tòa án không tuyên bố nội dung thử việc vô hiệu theo quy định tại khoản 4 Điều 166 Bộ luật lao động mà lại áp dụng Điều 32 này để giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là không có cơ sở pháp lý, là bất chấp pháp luật tùy tiện giải quyết vụ án theo ý chí chủ quan của Tòa án.
Do đó, không có cơ sở để Tòa án và Cơ quan hòa giải lao động áp đặt “do ông Thành đang trong thời gian thử việc nên Công ty Quốc tế có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử mà không cần phải báo trước và không phải bồi thường”. Mặt khác, Tòa án và Cơ quan hòa giải lao động đều thực hiện trái Điều 32 vì không đáp ứng điều kiện cần và đủ để thực hiện Điều 32. f) Ông Thành khởi kiện về việc “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”. Tòa án sơ thẩm áp đặt và làm sai lệch thông tin việc khởi kiện là “Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc”. Việc làm thử không đạt yêu cầu không phải là lý do của Công ty Quốc tế (SMI) khi đưa ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ngày 26/03/0213. Cơ quan hòa giải lao động, Tòa án áp đặt lý do “việc làm thử không đạt yêu cầu” mâu thuẫn với lý do “ông Thành gây ra 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18” của SMI. Tranh chấp lao động phát sinh khi SMI áp đặt 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18 là lỗi của ông Thành và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Thành theo hình thức sa thải trái pháp luật. Tòa án sơ thẩm áp đặt áp đặt tranh chấp lao động là tranh chấp về “Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc” mâu thuẫn với tranh chấp lao động là lý do nêu trong Quyết định số 18 của SMI.
g) Bản án không căn cứ vào kết quả tranh tụng là bản án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng sẽ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 2. Nội dung do một bên đơn phương áp đặt thực hiện trái pháp luật là nội dung vô hiệu a) Lý do ông Thành gây ra 3 lỗi “1. Là tài xế nhưng lại đổ xăng vào xe chạy dầu; 2. Nhưng không biết nhận lỗi; 3. Báo giá mua lốp xe Dunlop vượt quá nhiều với giá ông chủ đã mua” không phải là lý do có căn cứ và hợp pháp. Vì, thứ nhất, căn cứ Biên bản hòa giải lao động thể hiện Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế (SMI) không chứng minh được lỗi nêu trong Quyết định số 18 là lỗi của ông Thành; thứ hai, không có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh 3 lỗi này là lỗi của ông Thành; thứ ba, ông Thành đã cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh 3 lỗi này không phải là lỗi. b) Quyết định số 18 thể hiện nội dung “(chưa hết thời gian thử việc theo qui định)” do Công ty Quốc tế (SMI) đơn phương áp đặt thực hiện tại thời điểm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngày 26/03/2013 là nội dung bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Nội dung này chứng minh ông Thành và Công ty Quốc tế không thỏa thuận thực hiện thời gian thử việc khi giao kết hợp đồng lao động theo hình thức hợp đồng lao động miệng. 3. Nội dung do các (một/hai) bên bị nhầm lẫn về mặt pháp luật là nội dung vô hiệu a) Nội dung “làm thử việc” thể hiện trong Biên bản hòa giải lao động phát sinh theo nội dung “(chưa hết thời gian thử việc theo qui định)” của Quyết định số 18 cũng là nội dung vô hiệu của giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn về mặt pháp luật. b) Nội dung “làm thử việc” thể hiện trong các văn bản khác (Đơn khởi kiện, văn bản ngày 12/04/2013, văn bản ngày 12/06/2013) phát sinh theo nội dung “(chưa hết thời gian thử việc theo qui định)” của Quyết định số 18 cũng là nội dung vô hiệu do ông Thành đã bãi bỏ nội dung này sau khi phát hiện nhầm lẫn. 4. Nội dung khác bị vô hiệu: Tài liệu, chứng cứ không có căn cứ và hợp pháp; sai sự thật; có vi phạm pháp luật; có nội dung bị bãi bỏ, bác bỏ. a) Đại điện theo ủy quyền không hợp pháp, nội dung trình bày của bà Châu không có giá trị pháp lý là của Công ty Quốc tế, tài liệu liên quan bị vô hiệu: Thứ nhất, Hai giấy ủy quyền có cùng nội dung nhưng khác hình thức là chứng cứ chứng minh bà Hồ Thị Bảo Châu không phải là đại diện hợp pháp của Bị đơn và Bị đơn không tham gia tố tụng sơ thẩm. Hậu quả pháp lý là Biên bản hòa giải ngày 18/07/2013 của Tòa án sơ thẩm, Bản tự khai ngày 18/7/2013 của bà Châu (không có giá trị pháp lý là Bản tự khai của Bị đơn) là các tài liệu không hợp lệ. Việc hoãn phiên tòa phúc thẩm ngày 26/02/2014 là chứng cứ chứng minh Đơn đề nghị xét xử vắng mặt ngày 23/08/2013 của bà Châu là không hợp lệ (yêu cầu của bà Châu thể hiện trong đơn là đề nghị được vắng mặt trong các buổi xét xử của Tòa án các cấp) nhưng Bản án sơ thẩm vẫn thể hiện bà Hồ Thị Bảo Châu là đại diện hợp pháp của Bị đơn, nghiêm trọng hơn, Bản án sơ thẩm còn thể hiện lời khai chưa được xác minh và đối chất của bà Châu là lời khai của Bị đơn, đặc biệt nghiêm trọng khi Tòa án chỉnh sửa nội dung của bà Châu trình bày thành nội dung của Tòa án mạo danh Công ty Quốc tế trình bày theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng. Thứ hai, Bản án phúc thẩm thể hiện bà Hồ Thị Bảo Châu là người đại diện hợp pháp của Công ty Quốc tế (SMI) theo văn bản ủy quyền ngày 25/11/2013 mâu thuẫn với nhiều lần Tòa án phúc thẩm trả lời rằng SMI không bổ sung tài liệu, chứng cứ mới, không liên hệ với Tòa án trong suốt quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm và mâu thuẫn với hành vi Tòa án không cung cấp cho ông Thành văn bản ủy quyền chứng minh bà Châu là đại diện hợp pháp của SMI. Mặt khác, Bản án phúc thẩm đã tố cáo Tòa án trả lời sai sự thật và có hành vi làm sai lệch thông tin hồ sơ vụ án, ngoài văn bản ủy quyền ngày 25/11/2013 thì SMI cũng đã cung cấp cho Tòa án văn bản ủy quyền khác và đơn đề nghị xét xử vắng mặt ngày 19/03/2014 của bà Châu theo công bố bằng lời nói gió bay của Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm ngày 03/09/2013. b) Thông báo thụ lý vụ án lao động sơ thẩm số 56/TB-TA ngày 30/05/2013 của Tòa án sơ thẩm là chứng cứ chứng minh nội dung “Tòa án sơ thẩm yêu cầu ông Thành nộp bản sao hợp đồng lao động miệng” thể hiện tại Thông báo số 07/TB-TAQBTh ngày 11/04/2013 của Tòa án sơ thẩm là nội dung vô hiệu. Giải thích pháp luật để thực hiện hợp đồng theo pháp luật hoàn toàn khác với thừa nhận thời hạn của hợp đồng. Nội dung mà hai bên không thỏa thuận, hoặc thỏa thuận trái với quy định của pháp luật thì thực hiện theo quy định của pháp luật. Nội dung do một bên đơn phương áp đặt, hoặc do cơ quan có thẩm quyền áp đặt thực hiện trái pháp luật thì là nội dung vô hiệu. Luận cứ về hợp đồng lao động và hợp đồng lao động miệng đã bác bỏ hợp đồng thử việc của Tòa án, bãi bỏ nội dung giải thích về hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng.
MH53 | ||||||
|