HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành. Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế (SMI) - Hotline: 0912822628
| ||||||
Sai phạm của Thẩm phán Trần Đăng Tân thể hiện theo Công văn số 4545/GBT-VPTU ngày 24/04/2017 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh là “tùy tiện áp dụng pháp luật và không tôn trọng sự thật khách quan” trong quá trình xét xử và ra Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013. Do đó, quyết định y án sơ thẩm đương nhiên là hành vi tùy tiện áp dụng pháp luật và không tôn trọng sự thật khách quan của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong quá trình xét xử và ra Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2014. Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Về việc: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo hình thức sa thải trái pháp luật. NỘI DUNG TRANH LUẬN GIÁM ĐỐC THẨM - Căn cứ Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007;- Căn cứ Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2013 của Chính phủ; - Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ Giao thông Vận tải; - Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội; - Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2005; - Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. I. BÁC BỎ LÝ DO VÔ CĂN CỨ VÀ TRÁI PHÁP LUẬT Theo quy định tại Điều 87 của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007 và điểm b khoản 1 Điều 91 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người lao động. Văn bản số 311/PLĐTBXH ngày 15/03/2017 và Biên bản hòa giải tranh chấp lao động ngày 24/04/2013 của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh là chứng cứ chứng minh bị đơn là Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế (S.M.I) không chứng minh được 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 là lỗi của ông Thành. Do đó, lý do ông Thành gây ra 3 lỗi “1. Là tài xế nhưng lại đổ xăng vào xe chạy dầu; 2. Nhưng không biết nhận lỗi; 3. Báo giá lốp xe Dunlop vượt quá nhiều với giá ông chủ đã mua (Ông Thành báo giá: 5.900.000 đồng, Ông chủ mua giá: 3.520.000 đồng)” đương nhiên là lý do vô căn cứ và trái pháp luật. 1. Bác bỏ lỗi “Là tài xế nhưng lại đổ xăng vào xe chạy dầu”. Ngày 06/03/2013, Bị đơn yêu cầu ông Thành đưa xe Captival đi đổ xăng. Bị đơn thừa nhận có yêu cầu ông Thành đưa xe Captival đi đổ xăng. Pháp luật lao động không quy định “Việc người có nghĩa vụ thực hiện đúng yêu cầu của người có quyền yêu cầu là lỗi”. Việc ông Thành đã thực hiện đúng yêu cầu của Bị đơn không phải là lỗi đương nhiên bác bỏ lỗi “Là tài xế nhưng lại đổ xăng vào xe chạy dầu”. Hóa đơn bán hàng số 4663 ngày 06/03/2013 của Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Lê Thành và Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 là chứng cứ chứng minh thời điểm xảy ra sự việc đổ dầu cho xe Captival và thời điểm Bị đơn áp đặt lỗi “Là tài xế nhưng lại đổ xăng vào xe chạy dầu” cho ông Thành là hai thời điểm khác nhau. Sự việc đã được giải quyết dứt điểm tại thời điểm xảy ra sự việc là ông Thành thực hiện đúng yêu cầu của Bị đơn và ông Thành vẫn tiếp tục là nhân viên lái xe sau khi sự việc xảy ra đến khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, sự việc xe Captival được đổ xăng xảy ra vào ngày 06/03/2013 đương nhiên không phải là tranh chấp lao động xảy ra vào ngày 26/03/2013. 2. Bác bỏ lỗi “Nhưng không biết nhận lỗi”. Pháp luật không quy định “việc làm lái xe là nhận lỗi” và hai bên không thỏa thuận việc ông Thành phải làm là nhận lỗi thì lỗi “Nhưng không biết nhận lỗi” đương nhiên bị bác bỏ. 3. Bác bỏ lỗi “Báo giá mua lốp xe Dunlop vượt quá nhiều với giá ông chủ đã mua”. Văn bản xác nhận báo giá ngày 15/04/2013 của Công ty TNHH Ô tô GM Việt Nam là chứng cứ chứng minh ông Thành truyền đạt đúng thông tin báo giá lốp xe Captival của người bán là Công ty TNHH Ô tô GM Việt Nam đến người mua là Bị đơn. Pháp luật không quy định “Việc truyền đạt đúng thông tin báo giá từ người bán đến người mua là lỗi” thì lỗi “Báo giá lốp xe Dunlop vượt quá nhiều với giá ông chủ đã mua” đương nhiên bị bác bỏ. II. YÊU CẦU KHỞI KIỆN, KHÁNG CÁO LÀ CÓ CƠ SỞ Không chứng minh được 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 của Bị đơn là lỗi của ông Thành thì đương nhiên lý do cho ông Thành nghỉ việc theo Quyết định này là lý do vô căn cứ và trái pháp luật. Bị đơn sử dụng lý do vô căn cứ và trái pháp luật để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái điểm b khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 38 và Điều 87 của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007 thì đương nhiên là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 41 và khoản 1 Điều 42 của Bộ luật lao động này. Do đó, các yêu cầu khởi kiện và kháng cáo của ông Thành là có cơ sở và phù hợp với các quy định của pháp luật. Cụ thể: 1. Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế phải hủy Quyết định Số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 và có quyết định xin lỗi ông Thành do TGĐ trực tiếp ký theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động, Điều 9 Bộ luật dân sự. 2. Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế phải thực hiện trách nhiệm bồi thường cho ông Thành một khoản tiền tạm do hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là phù hợp với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 38, khoản 1 Điều 41, khoản 1 Điều 42, Điều 59, khoản 3 Điều 76 Bộ luật Lao động, Điều 9, khoản 2 Điều 305 Bộ luật dân sự và Điều 14, Điều 16 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP. Chi tiết: a) Bồi thường một khoản tiền tương ứng với hai tháng tiền lương và phụ cấp là đúng với quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động. b) Bồi thường một khoản tiền tương ứng với số tiền lương và phụ cấp của những ngày ông Thành không được làm việc là đúng với quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động và điểm d khoản 3 Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP. c) Bồi thường một khoản tiền tương ứng với số ngày không báo trước là đúng với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 38 và khoản 4 Điều 41 Bộ luật lao động. d) Bồi thường thêm một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng tiền lương là đúng với quy định tại khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động. e) Đền bù một khoản tiền ít nhất bằng tổng số tiền bồi thường nhân với lãi suất tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả tiền đền bù (Tiền lãi được tính từ ngày 26/03/2013 là ngày phát sinh tranh chấp) là đúng với Điều 59 BLLĐ, khoản 2 Điều 305 BLDS. f) Tiền bồi thường tiền lương và phụ cấp của những ngày không được làm việc được tính từ ngày 26/03/2013 là ngày phát sinh tranh chấp đến ngày có bản án có hiệu lực pháp luật. Tiền lãi của tổng số tiền bồi thường được tính theo điểm e, yêu cầu 2 nếu hai bên không có thỏa thuận khác. g) Trả đủ tiền lương của những ngày nghỉ hàng năm kể từ ngày 01/03/2013 là đúng với quy định tại khoản 1 Điều 41 và khoản 3 Điều 76 Bộ luật Lao động. h) Trợ cấp thôi việc 2 tháng tiền lương với số tiền là 4.700.000 đồng là đúng với quy định tại khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động và Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP. i) Đóng bảo hiểm cho Nguyên đơn theo đúng quy định của pháp luật về đóng bảo hiểm cho NLĐ. III. TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ, NỘI DUNG BỊ VÔ HIỆU. 1. Nội dung của giao dịch dân sự trái với Điều 9 và Điều 32 của Bộ luật lao động và Điều 4, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật dân sự thì bị vô hiệu theo Điều 127, Điều 131, Điều 133, Điều 135 của Bộ luật dân sự và khoản 4 Điều 166 của Bộ luật lao động. a) Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 của Bị đơn là chứng cứ chứng minh ông Thành và Bị đơn không thỏa thuận về thời gian thử việc thì thời gian thử việc theo thỏa thuận là 0 ngày đã đương nhiên bác bỏ nội dung “chưa hết thời gian thử việc theo qui định” của Quyết định này. Quyết định này cũng là chứng cứ chứng minh ông Thành là nhân viên lái xe. Do đó, nội dung “chưa hết thời gian thử việc theo qui định” trong Quyết định này là nội dung bị vô hiệu thì các nội dung về thử việc phát sinh theo nội dung bị vô hiệu này và trái với nội dung “ông Thành là nhân viên lái xe” trong các văn bản khác ban hành từ ngày 26/03/2013 cũng đương nhiên bị vô hiệu. b) Bản tự khai ngày 19/06/2013 của ông Thành là chứng cứ chứng minh ông Thành đã phát hiện ra nội dung “chưa hết thời gian thử việc theo qui định” trong Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 của Bị đơn là nội dung bị vô hiệu. Các nội dung vô hiệu trong các văn bản khác phát sinh theo nội dung bị vô hiệu này cũng đương nhiên bị ông Thành bác bỏ và bãi bỏ. 2. Hai văn bản ủy quyền cùng ngày 02/07/2013 là chứng cứ chứng minh bà Hồ Thị Bảo Châu không phải là người đại diện theo ủy quyền hợp pháp của Bị đơn tham gia phiên hòa giải sơ thẩm ngày 18/07/2013 thì đương nhiên Bản tự khai của cá nhân bà Châu và Biên bản hòa giải sơ thẩm cùng ngày 18/07/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, Đơn đề nghị xét xử vắng mặt ngày 23/08/2013 của bà Châu là các văn bản không có giá trị pháp lý. 3. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không chứng minh cho ông Thành thấy Văn bản ủy quyền ngày 25/11/2013 và văn bản ủy quyền khác mà ông Thành không nhớ rõ ngày của Bị đơn, Đơn đề nghị xét xử vắng mặt ngày 19/03/2014 của bà Hồ Thị Bảo Châu là có thật thì các văn bản này đương nhiên bị vô hiệu và bà Châu không phải là đại diện hợp pháp của Bị đơn. IV. BÁC BỎ BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN 1. Bác bỏ nội dung ý kiến của các cơ quan và người tiến hành tố tụng. Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan. Pháp luật không quy định “1. Người lao động thực hiện đúng yêu cầu của người sử dụng lao động là lỗi; 2. Công việc lái xe là nhận lỗi; 3. Người lao động truyền đạt đúng thông tin báo giá từ người bán đến người sử dụng lao động là lỗi” thì đương nhiên 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 không phải là lỗi của ông Thành. Nội dung ý kiến của các cơ quan và người tiến hành tố tụng trình bày trong Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh và Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mà trái với nội dung của quy định này thì đương nhiên bị bác bỏ. Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh và Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là chứng cứ chứng minh Tòa án đã không căn cứ vào nội dung “Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế (S.M.I) không chứng minh được lỗi vi phạm của ông Thành như đã nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013” trong Biên bản hòa giải tranh chấp lao động ngày 24/04/2013 của Phòng Lao động Thương Binh và Xã hội quận Bình Thạnh, Văn bản xác nhận báo giá lốp xe ngày 15/04/2013 của Công ty TNHH Ôtô GM Việt Nam, tài liệu tranh luận của ông Thành, tài liệu 405 câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải để bác bỏ lý do vô căn cứ và trái pháp luật nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013. Hai bản án này cũng không có nội dung nào chứng minh “1. Việc ông Thành đưa xe Captival đi đổ xăng theo yêu cầu của Bị đơn là lỗi; 2. Công việc lái xe là nhận lỗi; 3. Việc ông Thành truyền đạt đúng thông tin báo giá lốp xe Captival từ Công ty TNHH Ôtô GM Việt Nam đến Bị đơn là lỗi” đã đương nhiên bác bỏ lý do vô căn cứ và trái pháp luật nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013. Nghiêm trọng hơn, Tòa án tùy tiện áp dụng trái Điều 32 của Bộ luật lao động, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, Điều 9 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT và việc áp dụng các điều khoản này để giải quyết tranh chấp lao động giữa ông Thành và Bị đơn là không có cơ sở. Nội dung mâu thuẫn, sai sự thật và trái pháp luật thì đương nhiên bị bác bỏ: Chi tiết xem Đơn yêu cầu đối chất ngày /04/2017, Đơn yêu cầu thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ ngày 26/09/2016. 2. Bác bỏ nội dung ý kiến của Bị đơn Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh và Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là chứng cứ chứng minh Bị đơn vắng mặt tại các phiên tòa thì đương nhiên phần nội dung trình bày ý kiến của Bị đơn thể hiện trong hai bản án này đương nhiên bị bác bỏ. 3. Bác bỏ nội dung sai trái với nội dung trình bày của ông Thành Nội dung các đơn khởi kiện sửa đổi, bổ sung ngày 04/09/2013 và đơn kháng cáo ngày 12/09/2014 đương nhiên bác bỏ nội của ông Thành trình bày trong hai bản án do Tòa án cố ý trình bày sai trái nội dung khởi kiện và kháng cáo của ông Thành. Tóm tắt nội dung khởi kiện và kháng cáo: - Ngày 26/02/2013, ông Nguyễn Đức Thành và Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế (SMI) đã cùng nhau giao kết hợp đồng lao động theo hình thức hợp đồng miệng và loại hợp đồng không xác định thời hạn. Ngày 01/03/2013, ông Thành bắt đầu làm việc với nội dung công việc là lái xe theo nội dung hợp đồng lao động miệng ngày 26/02/2013. Ngày 26/03/2013, SMI đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do là ông Thành gây ra 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013. - Quyết định số 18/QĐ/2013 là chứng cứ chứng minh: Quan hệ lao động giữa ông Thành và SMI được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động miệng được thực hiện từ ngày 01/03/2013; Việc làm là lái xe; Thời gian kết thúc hợp đồng lao động theo thỏa thuận là không xác định; Nội dung “(chưa hết thời gian thử việc theo qui định)” là nội dung vô hiệu do trái pháp luật; Lý do SMI cho ông Thành nghỉ việc là tranh chấp lao động; - Biên bản hòa giải lao động ngày 24/04/2013 của Cơ quan hòa giải lao động, Hóa đơn bán hàng số 4663 ngày 06/03/2013 của Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Lê Thành, Văn bản xác nhận báo giá ngày 15/04/2013 của Công ty TNHH Ô tô GM Việt Nam và tài liệu, chứng cứ khác của ông Thành đã giao nộp cho Tòa án sơ thẩm là chứng cứ chứng minh lý do ông Thành gây ra 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 là lý do vô căn cứ và trái pháp luật. - Yêu cầu khởi kiện, kháng cáo: Thứ nhất, Công ty phải hủy Quyết định số 18/QĐ/2013 và ban hành quyết định công khai xin lỗi ông Thành do Tổng giám đốc ký; Thứ hai, Công ty phải bồi thường một khoản tiền cho ông Thành theo đúng quy định của pháp luật do hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. V. KẾT LUẬN Sai phạm của Thẩm phán Trần Đăng Tân thể hiện theo Công văn số 4545/GBT-VPTU ngày 24/04/2017 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh là “tùy tiện áp dụng pháp luật và không tôn trọng sự thật khách quan” trong quá trình xét xử và ra Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013. Do đó, quyết định y án sơ thẩm đương nhiên là hành vi tùy tiện áp dụng pháp luật và không tôn trọng sự thật khách quan của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong quá trình xét xử và ra Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2014. Vì các lẽ trên và theo quy định tại khoản 1 Điều 362 của Bộ luật tố tụng dân sự, xét thấy Bản án phúc thẩm số1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là bản án có: 1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; 2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật; 3. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. M466 | ||||||
|