ba thanh thuong hieu doanh nghiep

Ba Thành: 0912822628

Đơn tố cáo: Sai phạm của Thẩm phán Trần Đăng Tân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---o0o---

Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2017

ĐƠN TỐ CÁO
Sai phạm của Thẩm phán Trần Đăng Tân

Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

I. NGƯỜI TỐ CÁO

Người tố cáo: Ông Nguyễn Đức Thành.
Điện thoại liên lạc: 09.1282.2628
Địa chỉ liên lạc: 248/25 Bùi Thị Xuân, Phường 3, Quận Tân Bình.                                         
Địa chỉ website công bố hồ sơ tố cáo: ThuongHieuDoanhNghiep.Vn/SMI

II. NGƯỜI BỊ TỐ CÁO

Ông Trần Đăng Tân - Nguyên Thẩm phán, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh. Hiện đang làm Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân quận Gò Vấp.

III. NỘI DUNG TỐ CÁO

CĂN CỨ

- Căn cứ Luật tố cáonăm 2011;
- Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và sửa đổi, bổ sung năm 2011;
- Căn cứ Bộ luật lao động năm 1994 và sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007;
- Căn cứ Luật giao dịch điện tử năm 2005;
- Căn cứ Hồ sơ gồm tài liệu, chứng cứ tố cáo thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu tại cá địa chỉ: thuonghieudoanhnghiep.vn/smi và htg.vn/smi.
- Căn cứ Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04 tháng 09 năm 2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh.

NHẬN THẤY

1.      Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế không chứng minh được 3 lỗi do Công ty tùy tiền áp đặt trái pháp luật là lỗi của ông Thành. Tuy nhiên, Thẩm phán Trần Đăng Tân tùy tiện áp đặt trái pháp luật 2 trong 3 lỗi do Công ty áp đặt là lỗi của ông Thành.

2.      Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế không chứng minh được 3 lỗi do Công ty tùy tiền áp đặt là lỗi của ông Thành thì lý do Công ty cho ông Thành nghỉ việc đương nhiên là lý do vô căn cứ và trái pháp luật. Tuy nhiên, Thẩm phán Trần Đăng Tân không bác bỏ lý do vô căn cứ và trái pháp luật mà lại cố ý tiếp tay cho Công ty tùy tiện cho người lao động là ông Nguyễn Đức Thành nghỉ việc theo hình thức sa thải trái pháp luật.

3.      Quyết định số 18/QĐ/2013 của Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế là chứng cứ chứng minh giữa ông Thành và Công ty không thỏa thuận nội dung thử việc, bị đơn là Công ty không tham gia các phiên tòa. Tuy nhiên, Thẩm phán Trần Đăng Tân lại tùy tiện bịa đặt và xuyên tạc sai sự thật rằng: “Người đại diện hợp pháp của bị đơn cho rằng thỏa thuận giữa đôi bên là thử việc”.

4.      Điều 32 của Bộ luật lao động không phải là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, Thẩm phán Trần Đăng Tân cố ý áp đặt Điều 32 để giải quyết vụ án. Nghiêm trọng hơn, Thẩm phán Trần Đăng Tân cố ý áp đặt trái Điều 32 để giải quyết vụ án là hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng.

5.      Khoản 8 Điều 3 và khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định rõ ràng “Hình thức đào tạo lái xe là đào tạo sơ cấp nghề”. Tuy nhiên, Thẩm phán Trần Đăng Tân tùy tiện xuyên tạc rằng “Hình thức đào tạo lái xe là đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ”. Nghiêm trọng hơn, Thẩm phán Trần Đăng Tân trích dẫn Điều 8 và Điều 9 nhưng lại cố ý áp dụng trái quy định của các điều này là hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng.

6.      Nội dung mà nguyên đơn là ông Nguyễn Đức Thành trình bày tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 04/09/2013 và trong đơn khởi kiện ngày 04/09/2013 bác bỏ nội dung trình bày của Nguyên đơn trong Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh. Nghiêm trọng hơn, Thẩm phán Trần Đăng Tân tùy tiện xuyên tạc sai sự thật nội dung trình bày của Nguyên đơn.

7.      Bị đơn là Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế vắng mặt tại các phiên tòa là chứng cứ bác bỏ lời trình của Bị đơn trong Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh. Nghiêm trọng hơn, Thẩm phán Trần Đăng Tân tùy tiện bịa đặt ra nội dung trình bày của Bị đơn.

8.      Biên bản hòa giải lao động của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh thể hiện Phương án hòa giải của Hòa giải viên có nhiều mâu thuẫn và trái pháp luật. Tuy nhiên, Thẩm phán Trần Đăng Tân không làm rõ các mâu thuẫn trong quá trình giải quyết vụ án. Nghiêm trọng hơn, Thẩm phán Trần Đăng Tân lợi dụng Biên bản hòa giải này để xét xử vụ án trái pháp luật.

9.      Nguyên đơn là ông Nguyễn Đức Thành khởi kiện về việc “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”. Tuy nhiên, Thẩm phán Trần Đăng Tân tùy tiện xuyên tạc việc khởi kiện theo ý chí chủ quan và trái pháp luật rằng “Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc”.

10.  Yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Đức Thành là có căn cứ, hợp pháp và trong phạm vi khởi kiện của quan hệ lao động. Tuy nhiên, Thẩm phán Trần Đăng Tân lạm quyền đã cố ý bác bỏ theo ý chí chủ quan và trái pháp luật toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Đức Thành.

XÉT THẤY

Căn cứ Khoản 1 Điều 87 của Bộ luật lao động thì khi tiến hành xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động là Công ty phải chứng minh được lỗi của người lao động là ông Thành. Tuy nhiên, Thẩm phán Trần Đăng Tân không chỉ ra các tài liệu, chứng cứ mà Công ty đã chứng minh. Nghiêm trọng hơn, Công ty không tham gia các phiên tòa nhưng bản án vẫn thể hiện nội dung sai sự thật và trái pháp luật của Thẩm phán Trần Đăng Tân mạo danh Công ty trình bày tranh luận.

Từ những phân tích, đánh giá trên, ông Thành xét thấy Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh là chứng cứ chứng minh Thẩm phán Trần Đăng Tân lạm quyền đã cố ý giải quyết và xét xử vụ án lao động sơ thẩm số 56/2013/TLST-LĐ ngày 30/05/2013 theo ý chí chủ quan và trái pháp luật.

KẾT LUẬN

1.      Ông Thành cam kết sẽ tiếp tục chỉ ra hàng loạt những sai phạm khác của ông Trần Đăng Tân nếu ông Thành được thanh tra các vụ án khác do ông Trần Đăng Tân tham gia xét xử.

2.      Ông Trần Đăng Tân không đủ tư cách đạo đức công vụ, đạo đức cách mạng để làm Thẩm phán, Phó Chánh án và Chánh án. Việc ông Trần Đăng Tân được thăng chức từ Phó Chánh án lên Chánh án chỉ làm gia tăng thêm sự mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Tòa án.

IV. YÊU CẦU GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

1.         Xử lý kỷ luật đối với ông Trần Đăng Tân theo hình thức khai trừ đảng viên, cách chức chức danh Thẩm phán và Chánh án Tòa án nhân dân quận Gò Vấp.

Thẩm phán Trần Đăng Tân trả lời các câu hỏi sau:

2.        Lý do Công ty cho ông Thành nghỉ việc nêu tại Quyết định số 18/QĐ/2013 là gì? Tại sao lý do Công ty cho ông Thành nghỉ việc thể hiện trong Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST lại khác?

3.        Ông Thành cho rằng Thẩm phán Trần Đăng Tân đã nhận tiền chạy án của Công ty để cố ý giải quyết và xét xử vụ án theo ý chí chủ quan và trái pháp luật thì ông Tân có bị tội danh “Nhận tiền hối lộ chạy án” không?

4.        Công ty có chứng minh được 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 là lỗi của ông Thành không? Nếu có thì tài liệu, chứng cứ nào, ai là người chứng minh 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 là lỗi của ông Thành?

5.        Biên bản hòa giải lao động của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh có phải là chứng cứ chứng minh “Công ty không chứng minh được 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 là lỗi của ông Thành” không? Nếu không thì căn cứ nào để bác bỏ chứng cứ này?

6.        Công ty không chứng minh được 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 là lỗi của ông Thành thì lý do Công ty cho ông Thành nghỉ việc nêu tại Quyết định số 18/QĐ/2013 có phải là lý do có căn cứ và hợp pháp không?

7.        Công ty áp đặt lý do vô căn cứ và trái pháp luật để tùy tiện cho ông Thành nghỉ việc là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng hay trái pháp luật?

8.        Người sử dụng lao động là Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì có phải bồi thường cho người lao động là ông Thành không?

9.        Các yêu cầu khởi kiện nào của ông Thành là vượt quá phạm vi khởi kiện trong quan hệ lao động và vượt quá như thế nào? Tại sao Thẩm phán Trần Đăng Tân lạm quyền tùy tiện cho rằng các yêu cầu khởi kiện theo quy định của pháp luật mà ông Thành yêu cầu trong phạm vi khởi kiện của quan hệ lao động lại vượt quá phạm vi khởi kiện?

10.    Tại sao trong hồ sơ vụ án lại có hai giấy ủy quyền của Công ty cùng ghi ngày 02/07/2013? Tại sao Thẩm phán Trần Đăng Tân không xác minh chữ ký trong giấy ủy quyền là giả hay thật?

11.    Giấy ủy quyền không hợp pháp thì bà Hồ Thị Bảo Châu có phải là người đại diện theo ủy quyền hợp pháp của Công ty không? Căn cứ pháp luật nào để xác định giao dịch giữa bà Châu và Tòa án là có giá trị pháp lý? Nội dung giao dịch nào có hiệu lực và bị vô hiệu như thế nào?

12.    Bà Hồ Thị Bảo Châu vắng mặt tại các phiên tòa thì ai đã là người đại diện hợp pháp của Công ty trình bày và tranh luận tại các phiên tòa? Lời trình bày của bị đơn là Công ty trong Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST có đương nhiên bị vô hiệu không?

13.    Tại sao lời trình bày của nguyên đơn là ông Nguyễn Đức Thành trong Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST lại sai trái với lời trình bình của ông Thành tại phiên tòa và trong Đơn khởi kiện ngày 04/09/2013?

14.    Công ty không chứng minh được 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 là lỗi của ông Thành thì ông Thành có nghĩa vụ phải chứng 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 là vô căn cứ và trái pháp luật không? Tại sao trong Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST không thể hiện nội dung bác bỏ 3 lỗi vô căn cứ và trái pháp luật này mà ông Thành đã trình bày bằng miệng và văn bản tại phiên tòa?

15.    Trong các tài liệu, chứng cứ mà ông Thành đã chứng minh 3 lỗi nêu trong Quyết định số 18/QĐ/2013 là vô căn cứ và trái pháp luật thì tài liệu, chứng cứ nào bị vô hiệu? Nếu có thì căn cứ pháp luật nào để xác định tài liệu, chứng cứ bị vô hiệu? Tại sao trong Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST không thể hiện các tài liệu, chứng cứ mà ông Thành đã bác bỏ 3 lỗi vô căn cứ và trái pháp luật này?

16.    Khoản 8 Điều 3 và khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định “Hình thức đào tạo lái xe là đào tạo sơ cấp nghề” hay “Hình thức đào tạo lái xe là đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ”?

17.    Tòa án, Cơ quan hòa giải lao động, Công ty có phải là các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định “Người có giấy phép lái xe là người không đạt yêu cầu lái loại xe ghi trên giấy phép lái xe” không? Nếu có thì căn cứ pháp luật nào để xác định thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị này?

18.    Thỏa thuận về việc làm và thời gian làm việc là thỏa thuận tự nguyện, tự do, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động, hay do một bên hoặc Tòa án áp đặt theo ý chí chủ quan và trái pháp luật? Căn cứ pháp luật nào để bác bỏ “Quyết định số 18/QĐ/2013 của Công ty là chứng cứ chứng minh ông Thành và Công ty không thỏa thuận về việc làm thử và thời gian thử việc”? Vậy, tại sao Thẩm phán Trần Đăng Tân lạm quyền tùy tiện áp đặt Điều 32 của Bộ luật lao động để giải quyết tranh chấp lao động? Nghiêm trọng hơn, Thẩm phán Trần Đăng Tân lạm quyền tiếp tay cho lý do vô căn cứ và trái pháp luật của Công ty và cố ý áp đặt trái Điều 32 để xét xử vụ án có phải là hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng?

19.    Không thỏa thuận về thời gian thử việc thì thời gian thử việc theo thỏa thuận là bao nhiêu ngày? Giả sử có thời gian thử việc thì thời gian thử việc theo thỏa thuận áp dụng đối với lao động khác là lao động sơ cấp được xác định tối thiểu và tối đa là bao nhiêu ngày? Thực tiễn chứng minh ông Thành hành nghề lái xe thì phải thử việc bao nhiêu ngày?

20.    Tại sao Thẩm phán Trần Đăng Tân tùy tiện xuyên tạc sai việc ông Thành khởi kiện về việc “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật” thành về việc “Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc”?

21.    Quyết định số 18/QĐ/2013 của Công ty là chứng cứ chứng minh tranh chấp lao động là lý do cho nghỉ việc nêu trong Quyết định này. Vậy, căn cứ pháp luật nào để Thẩm phán Trần Đăng xác định tranh chấp lao động là “Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc”? Nghiêm trọng hơn, sai phạm này và các sai phạm nêu trên có phải là hành vi bịp bợm nhằm dối trên, lừa dưới, qua mặt đồng nghiệp rất nghiêm trọng?

22.    Tại sao Thẩm phán Trần Đăng Tân không trả lời Đơn yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ ngày 16/04/2014 của ông Thành?

Kính chúc Chánh án sức khỏe, trí tuệ, bản lĩnh, thượng tôn pháp luật, chí công vô tư, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tất cả vì dân, vì nước, vì sự trong sạch và vững mạnh của Đảng, vì lợi ích dân tộc và lợi ích Quốc gia là trên hết.

Chân thành cám ơn và trân trọng kính chào!


TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ TỐ CÁO

1. Đơn khiếu nại Văn bản số 777/UBMT-BTT ngày 10/08/2015 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh.

Thể hiện tóm tắt nội dung khởi kiện và tranh luận của ông Thành.

2. Quyết định số 18/QĐ/2013 ngày 26/03/2013 của Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế.

Thể hiện chứng cứ chứng minh tranh chấp lao động là lý do nêu trong Quyết định này và hai bên không thỏa thuận nội dung việc làm thử và thời gian thử việc.

3. Biên bản hòa giải lao động ngày 24/04/2013 của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh.

Thể hiện chứng cứ chứng minh người sử dụng lao động là Công ty không chứng minh được lỗi của người lao động là ông Thành.

4. Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh.

Thể hiện chứng cứ chứng minh Thẩm phán Trần Đăng Tân lạm quyền đã cố ý giải quyết và xét xử vụ án lao động sơ thẩm số 56/2013/TLST-LĐ ngày 30/05/2013 theo ý chí chủ quan và trái pháp luật.

5. Tài liệu, chứng cứ, nội dung và yêu cầu tố cáo bổ sung.

Vào lúc ….. giờ ..… phút ngày 03 tháng 07 năm 2017, tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Người tố cáo là ông Nguyễn Đức Thành đã có những ý kiến bổ sung đơn tố cáo.

Ba Thành: 09.1282.2628
Facebook
F5->Send
F5->Share
SEO: [3959] - [1542]