HTG.VN: Kênh quảng cáo và công cụ tìm kiếm HTG TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO - HƯNG THỊNH
LuatManhDuc.com - law.hungthinhgroup.net - smi
HTG.VN - Thuê tài - Thuê xe - BaThanh.Net
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

“Bác sĩ kungfu”: Luyện võ để đối phó... bệnh nhân

Mới đây, một số bệnh viện lớn ở Thượng Hải (Trung Quốc) tiến hành một hoạt động khá đặc biệt: mời chuyên gia võ thuật về đào tạo bác sĩ, nhân viên bệnh viện kỹ năng tự vệ.

Những người tham gia khóa học được huấn luyện nhiều "chiêu", như dùng ghế hay các đồ vật khác để vô hiệu hóa bệnh nhân dùng dao tấn công.

Việc làm này đã tạo ra một làn sóng tranh luận gay gắt từ cư dân mạng, trong đó có quan điểm cho rằng nó sẽ "gia tăng đối đầu". Một bình luận nhận được hơn 7.000 lượt "like" (thích) viết: "Đây là trò đùa hài hước nhất trên thế giới. Bây giờ bác sỹ và bệnh nhân đã được đặt trong thế thù địch".

Theo nhiều ý kiến, thái độ lạnh lùng và phân biệt đối xử của các bác sỹ là một phần nguyên nhân gây ra bạo lực. Một độc giả bình luận: "Đào tạo võ thuật cho nhân viên y tế? Có vẻ như bệnh viện không tự nhận thức được vấn đề. Có quá nhiều bác sỹ có thái độ không tốt, không quan tâm đến bệnh nhân. Họ đối xử với bệnh nhân như thể động vật vậy. Đó là lý do bệnh nhân trở nên hung hăng".

y đức, bạo lực bệnh viện, bệnh nhân tấn công bác sĩ
Nhân viên y tế được đào tạo kỹ năng tự vệ. Ảnh: Ccmp.com

Bạo lực gia tăng

Thực tế, nhân viên y tế ở Trung Quốc đang trở thành mục tiêu bạo lực của những bệnh nhân quá khích, hoặc phản ứng thái quá của người nhà bệnh nhân. Nguyên nhân xuất phát từ những vấn đề tài chính, sự không hài lòng về chất lượng điều trị, hoặc bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị...

Theo một khảo sát tiến hành trên 316 bệnh viện Trung Quốc, có đến 60% cho biết bác sĩ của họ từng bị bệnh nhân đánh trọng thương. Từ năm 2002 trở lại đây, các vụ tấn công bác sĩ tăng vọt, trung bình tăng 23% mỗi năm. Năm 2013, số vụ bạo lực y tế trung bình tại các bệnh viện là 27,3, trong khi năm 2008 là 20,6 vụ.

Hồi tháng 3/2012, tại Bệnh viện Đại học y dược Cáp Nhĩ Tân, một bệnh nhân 17 tuổi mắc bệnh cột sống đã đâm chết bác sĩ thực tập và làm ba bác sĩ khác bị thương. Hung thủ cho rằng các bác sĩ chính là thủ phạm khiến người bệnh phải chi cả đống tiền mà không hiệu quả.

Vụ tấn công gây tử vong gần đây nhất được ghi nhận xảy ra tháng trước tại tỉnh Chiết Giang, khi một người đàn ông 33 tuổi bất mãn với kết quả phẫu thuật mũi, đã đâm chết bác sỹ điều trị và làm bị thương hai nhân viên y tế khác. Đây là vụ tấn công thứ 3 chỉ trong vòng 1 tuần tại Trung Quốc gây chấn động dư luận nước này.

Trước đó vài ngày, một người đàn ông bị biến chứng sau phẫu thuật cánh tay, nhảy từ tầng thượng một bệnh viện ở tỉnh Liêu Ninh sau khi đâm bác sĩ 6 phát liên tiếp.

Tăng cường an ninh

Trước những căng thẳng về tình trạng bạo lực gia tăng, Uỷ ban Y tế và Kế hoạch hoá gia đình và Bộ công an Trung Quốc vừa ban hành hướng dẫn cải thiện công tác an ninh tại các bệnh viện. Trong đó, yêu cầu các bệnh viện tăng cường lực lượng bảo vệ và cài đặt thêm camera an ninh.

Rất nhiều bệnh viện ở Thượng Hải đã bổ sung nhân lực cho đội bảo vệ và tăng cường tuần tra, tuy nhiên vẫn bị đánh giá là còn thiếu hụt nhiều so với yêu cầu của Bộ. Trong văn bản nêu rõ, tỉ lệ nhân viên an ninh phải lớn hơn 3% tổng số nhân viên y tế của bệnh viện đó, hoặc cần thiết hơn là trung bình một nhân viên an ninh cho 20 giường bệnh.

Kể từ sau 3 vụ tấn công nhân viên y tế làm chấn động Bắc Kinh trung tuần tháng 10, bác sĩ Trang Nhất Cường - phó tổng thư ký Hiệp hội Bệnh viện Trung Quốc - đã viết trên trang mạng Sina Weibo: "Mọi nhân viên y tế đều cảm thấy bất an. Chúng ta cần cả xã hội và chính phủ phải đối mặt với vấn đề này. Nếu không, ngành y Trung Quốc sẽ không có tương lai".

Cuối tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã phải lên tiếng lo ngại về tình trạng bạo lực này. Ông yêu cầu các ban ngành chính phủ thực thi những biện pháp để "bảo đảm trật tự y tế".

Chuyên gia lý giải

Đã có nhiều lý giải được các chuyên gia đưa ra giải thích cho tình trạng gia tăng bạo lực này. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là vì phần lớn các bệnh viện đều quá tải, trong khi các bác sĩ phải nhận lương quá thấp, dẫn tới tiêu cực, tham nhũng ở mọi cấp ngày càng gia tăng. Nhiều bác sĩ còn bị cáo buộc cố tình kê đơn với nhiều loại thuốc không cần thiết cho bệnh nhân nhằm trục lợi.

Một vấn đề khác cũng góp phần tạo nên những bất cập, đó là người Trung Quốc không xem trọng các bác sĩ như các nước phương Tây. Theo điều tra của tờ Financial Times, ở các nước phương Tây, ngành y là một nghề đảm bảo uy tín, có mức lương cao, và luôn được các bậc phụ huynh tự hào "con tôi là bác sỹ". Nhưng ở Trung Quốc thì khác, cha mẹ thường mong con cái làm việc trong ngân hàng hơn. Thậm chí các bác sỹ Trung Quốc cũng không muốn con cái nối nghiệp cha mẹ".

Dân trí và nhận thức của xã hội cũng là một phần nguyên nhân, khi các bác sĩ luôn bị đổ lỗi nếu bệnh nhân của họ không hồi phục, hoặc tử vong - dù thậm chí là vì bệnh hiểm nghèo và không có sơ suất gì trong quá trình điều trị.

Một số chuyên gia cho rằng, sự phát triển của hệ thống chăm sóc y tế hoàn toàn không cân xứng với tốc độ phát triển của nền kinh tế đã gây hệ luỵ lên xã hội Trung Quốc. Liu Guoen, một kinh tế gia, trả lời trên CCTV rằng: "An sinh xã hội, bao gồm cả hệ thống chăm sóc y tế, không được cải thiện kịp với sự phát triển kinh tế. Các bệnh viện Trung Quốc thiếu hụt những dịch vụ chăm sóc và tiện nghi cho bệnh nhân".

Còn theo kết luận của Hiệp hội bệnh viện Trung Quốc, "sự mâu thuẫn xã hội, thiếu niềm tin và mất cân bằng cung - cầu trong y tế là nguyên nhân chính gia tăng tình trạng bạo lực".

Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng cường lực lượng an ninh hay đào tạo kỹ năng tự vệ tại các bệnh viện chỉ là giải pháp tình thế. Thay vào đó, Trung Quốc nên thiết lập những văn phòng giải quyết tranh chấp hiệu quả. Ở Thượng Hải, mỗi quận có một văn phòng hoà giải, và tổng cộng 9 tháng đầu năm đã xử lý 2.255 vụ tranh chấp y tế và hoà giải thành công 1.727 vụ.

Chẳng hạn, tại văn phòng hoà giải Trường Ninh, các nhân viên đều có nền tảng giáo dục về y tế hoặc luật. Đội ngũ ở đây sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các khía cạnh về y tế, sau đó cùng các luật sư đánh giá mức độ trách nhiệm của các bệnh viện. Khi cả hai bên đồng ý với cách giải quyết của văn phòng hoà giải, họ sẽ ký một thoả thuận hợp pháp được toà án thông qua, và nghiêm túc chấp hành thoả thuận đó.

Chia sẻ Facebook

VietnamNet

THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP