HTG.VN: Kênh quảng cáo và công cụ tìm kiếm HTG TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO - HƯNG THỊNH
LuatManhDuc.com - law.hungthinhgroup.net - smi
HTG.VN - Thuê tài - Thuê xe - BaThanh.Net
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

Giới lái xe ngại khiếu nại cảnh sát giao thông

Từ câu chuyện neo xe chở cá xảy ra ở huyện U Minh Thượng (Kiên Giang), một tài xế vừa gửi đến Tuổi Trẻ bài viết lý giải vì sao có chuyện tài xế không chịu ký vào biên bản vi phạm giao thông.

Trong vụ neo xe chở cá đang được dư luận quan tâm, có rất nhiều ý kiến xoay quanh câu hỏi: “Tại sao lúc đó tài xế không chịu ký ngay vào biên bản để xe tiếp tục chạy cho kịp giao hàng (số cá trên xe sẽ không bị thiệt hại) rồi sẽ khiếu nại sau?”.

Là một người lái xe, tôi thấu hiểu được nỗi khổ tâm của đồng nghiệp lái xe chở cá lúc đó khi không chịu ký vào biên bản.

Thật sự mà nói những người làm nghề lái xe chúng tôi đều có chung tâm lý là rất “ngại khiếu kiện” khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) lập biên bản.

Chúng tôi có quyền được khiếu nại, tố cáo nhưng để thực hiện quyền này chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém...

Để khiếu nại, có nhiều khi chúng tôi phải lặn lội đi cả hàng trăm cây số, ngồi chờ đợi cả buổi với một ổ bánh mì lót dạ... nhưng kết quả thường là không như mong đợi.

Vì thế, khi xảy ra chuyện bị cho là vi phạm, cánh lái xe thường tìm mọi cách để không bị lập biên bản (giải thích, tranh cãi, phản đối quyết liệt...).

Còn khi đã đồng ý ký vào biên bản rồi thì buộc phải chấp nhận đóng phạt cho xong, ngay cả những vụ bị xử lý oan cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” để không bị tốn kém thêm thời gian, công sức, tiền bạc cho việc khiếu nại và cũng để không làm “mất lòng” phía CSGT.

Tôi cũng từng đi khiếu nại. Lần đó tôi đi vào đường có biển báo 130 “Cấm dừng, cấm đỗ”, ngay phía bên dưới biển báo này có lắp đặt một biển phụ 502 báo hiệu khoảng cách là 2.000m.

Theo như điều lệ báo hiệu đường bộ Việt Nam, biển phụ 502 có tên là “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”, với nội dung thông báo khoảng cách thực tế từ vị trí đặt biển đến đối tượng báo hiệu phía trước.

Do vậy, tôi đã cho xe đỗ tại vị trí phía sau biển 100m. Tôi bị lập biên bản, dù đã giải thích rõ về biển báo như vậy. Sau khi ký vào biên bản, tôi nộp đơn khiếu nại nhưng đội CSGT nơi xử phạt không chấp nhận đơn.

Tôi buộc lòng phải khiếu nại vượt cấp lên phòng giao thông quản lý đội này. Nơi này nhận đơn và cho biết sẽ có công văn xuống đội yêu cầu giải quyết.

Tuy nhiên, sau đó tôi đến đội hỏi mấy lần chỉ nghe trả lời là chưa thấy công văn của phòng, đến hạn cuối phải đóng phạt (theo biên bản vi phạm) vẫn chưa thấy công văn yêu cầu giải quyết nên tôi đành phải đóng phạt cho xong.

Một đồng nghiệp của tôi lái xe khách cũng bị lập biên bản vì lỗi chạy xe vào đường cấm, mặc dù tại đầu tuyến đường tránh này có lắp đặt một biển báo cấm, trên biển có đề dòng chữ “Đường cấm xe” và ngay phía dưới có vẽ hình ảnh của môtô hai bánh và xe tải.

Khi đi khiếu nại, tài xế nói rõ là biển báo cấm này không có trong điều lệ biển báo hiệu đường bộ Việt Nam nên việc cơ quan chức năng sử dụng điều “không phải luật” để xử phạt là không đúng.

Tuy nhiên, sau khi nộp đơn khiếu nại, người tài xế nhận được một lời nhắn “nhỏ nhẹ” của phía CSGT: “Chúng ta còn gặp nhau thường xuyên trên đường mà, anh đi đóng phạt cho êm chuyện!”.

Giới tài xế chúng tôi khi bị lập biên bản oan cũng muốn đi khiếu nại với mong muốn giành lại công lý, để cuộc đời lái xe của mình không vướng phải những “vết nhơ” vô lý khi bị xử phạt oan.

Song khiếu nại thì vất vả mà kết quả chẳng như mong muốn. Ngay cả khi được giải tỏa nỗi oan, tài xế cũng chỉ được nhận lại các loại giấy tờ đang bị tạm giữ, còn những khoản chi phí, tổn thất trong quá trình “kiện cáo” thì không bao giờ được bù đắp lại.

Giới lái xe chúng tôi mong muốn có quy định các cơ quan chức năng cần phải bồi thường những chi phí tổn thất phát sinh trong quá trình khiếu nại nếu như chúng tôi bị xử phạt oan sai và kèm theo đó là một lời xin lỗi chính thức.

Có như vậy chúng tôi mới không còn mang nặng tâm lý “ngại khiếu kiện” như hiện nay và điều này cũng sẽ hạn chế được việc xử lý vi phạm sai so với quy định pháp luật.

TRẦN ĐỨC

Phải giữ biên bản

Theo luật sư Trần Văn Đức - Đoàn luật sư TP.HCM, người tham gia giao thông cần chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Nếu CSGT lập biên bản lỗi vi phạm không đúng, có thể ký biên bản và ghi ý kiến không đồng ý. Trong trường hợp không đồng ý ký vào biên bản, có thể yêu cầu CSGT lập biên bản mời các nhân chứng hoặc chính quyền địa phương tới để chứng kiến vụ việc và làm chứng, ký tên trong biên bản. Ngoài ra, người tham gia giao thông phải tiến hành ngay việc ghi hình, ghi âm và ghi lại ý kiến của những người chứng kiến lúc đó để chứng minh rằng mình không có lỗi.

Người tham gia giao thông bị thổi phạt có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành lập biên bản vi phạm cung cấp biên bản vi phạm hành chính, kiểm tra xem nội dung văn bản đó có chữ ký của chính quyền địa phương hoặc của hai người chứng kiến trở lên không. Sau khi nhận biên bản, người bị lập biên bản có thể khiếu nại tại chính đơn vị lập biên bản để được giải quyết. Trong trường hợp đã có quyết định xử phạt, người bị lập biên bản có thể khiếu nại tới đơn vị ra quyết định, nếu đơn vị ra quyết định khác với đơn vị lập biên bản thì cần gửi khiếu nại tới cả hai đơn vị nêu trên. Nếu kết quả xử lý khiếu nại tại đơn vị lập biên bản và ra quyết định xử phạt không được người bị lập biên bản đồng ý thì có thể khởi kiện ra tòa.

GIA MINH ghi

Khó chứng minh thiệt hại

Một cán bộ làm việc lâu năm tại phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho rằng: Trong thực tế, rất nhiều tài xế ngại khi phải đi khiếu nại việc lập biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì nhiều lý do, trong đó có việc tốn thời gian đi lại, thiệt hại về kinh tế. Nếu khiếu nại thành công, cũng chỉ được nhận lại giấy tờ, không bị xử phạt và lời xin lỗi.

Vị cán bộ này cũng cho biết theo quy định thì nếu việc lập biên bản, giữ giấy tờ của CSGT được xác định là sai, có gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chứng minh được CSGT lập biên bản sai cũng khó chứng minh được thiệt hại về kinh tế do việc bị giữ giấy tờ sai gây ra. Trong khi đó, nếu người vi phạm khiếu nại, thời gian giải quyết kéo dài hơn thời gian hẹn trên giấy hẹn, khi ấy giấy hẹn không còn có giá trị thay thế cho giấy tờ bị tạm giữ, không thể lưu thông trên đường cũng gây nhiều khó khăn cho người vi phạm.

GIA MINH

Chia sẻ Facebook

Tuổi Trẻ

THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP