HTG.VN: Kênh quảng cáo và công cụ tìm kiếm HTG TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO - HƯNG THỊNH
LuatManhDuc.com - law.hungthinhgroup.net - smi
HTG.VN - Thuê tài - Thuê xe - BaThanh.Net
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

Quảng cáo

Quảng cáo là công cụ hữu hiệu để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. Một quảng cáo thành công sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Công ty Ba Thành trân trọng chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích về thiết kế quảng cáo, 8 bước cần thiết cho một chiến dịch quảng cáo và 8 lý do để mua sắm.

Tính cạnh tranh cao, khách hàng khó tính, người tiêu dùng thờ ơ… Làm thế nào để tìm chỗ đứng cho sản phẩm của mình giữa rừng trời quảng cáo? Thông minh, hài hước, bất ngờ, lạ mắt, quái dị… Đó là những gì mà các công ty quảng cáo đã “sáng tạo” nên để gây ấn tượng cho khách hàng và nâng quảng cáo lên hàng nghệ thuật.

Thiết kế quảng cáo

Bắt đầu từ ý tưởng, ngôn từ, phác thảo và sự kết hợp về màu sắc sẽ chuyển tải từng thông điệp tinh tế, thuyết phục người tiêu dùng bằng tài năng của cả một đội ngũ làm sáng tạo và cụ thể hơn là cả một tập thể công ty. Công ty Ba Thành chia sẻ các bài viết về “Thiết Kế Quảng Cáo” sẽ giúp bạn khám phá một góc thú vị trong ngôn ngữ thiết kế, từ ngôn từ, ý tưởng, màu sắc cho đến phác thảo bố cục trình bày:

Ngôn từ

Với ngôn từ, các nhà quảng cáo thường bắt đầu từ việc tìm cách nào làm nổi bật lên lợi ích sản phẩm. Song, trong lời quảng cáo không nên đề cập đến nhiều ưu điểm mà phải tập trung vào một ưu điểm nổi bật. Để làm được điều này, người viết lời quảng cáo cần tìm hiểu một số kỹ thuật căn bản giúp cho ngôn từ được trau chuốt, mượt mà và đánh đúng đối tượng.

Bố cục trình bày

Sáng tạo là không theo một nguyên tắc nào. Điều đó đúng, song từ buổi sơ khai của sự phát triển sáng tạo quảng cáo, các nhà thiết kế đã xây dựng và phát triển được 10 định dạng bố cục cản bản làm kim chỉ nam cho các nhà thiết kế ứng dụng khi bắt đầu một phác thảo một trang quảng cáo mới. Ứng dụng từ những điều căn bản, kết hợp với sự sáng tạo tinh tế và xu hướng thiết kế qua từng thời kỳ, chắc chắn các nhà thiết kế sẽ có một bố cục đẹp mắt, chặt chẽ và lôi cuốn.

Màu sắc (tham khảo Ngôn ngữ sắc màu)

Mỗi màu sắc đều có một ngôn ngữ riêng: Đỏ là màu của hành động, ấm áp, quyền năng, sự hung mãn, náo nhiệt, kịch trường, lửa, máu, nhiệt huyết, tình yêu, hiểm nguy, giẫn dữ và cái nóng; Cam là màu của rực rỡ và vui nhộn; Vàng là sắc màu hoàn hảo của ánh mặt trời, hạnh phúc, áng sáng, niềm hân hoan, vui thú, sự dễ chịu và lạc quan; Còn màu xanh là tượng trưng cho sự sống, thiên nhiên, môi trường, tuổi trẻ, tiền tài, sự đổi mới, hi vọng… Từ những định nghĩa căn bản trong ngôn ngữ màu sắc này, bạn, những người yêu thích thiết kế sẽ có thể đọc được ý nghĩa cho từng mẫu quảng cáo của mình và giải thích cho từng khách hàng một cách logic, khoa học, tại sao tôi dùng màu sắc đó.

Hãy cùng bắt tay và thành công trong những chiến dịch quảng cáo vì khách hàng

8 bước cần thiết cho một chiến dịch quảng cáo

1. Xác định mục đích của chiến dịch

Trước tiên cần xác định mục đích của chiến dịch quảng cáo là gì? Tăng doanh số bán, tăng lượng người truy cập vào trang web, hay xây dựng ý thức về sản phẩm? Ví dụ, cuối năm 2006, mạng đi động HT Mobile đã thực hiện cuộc hành trình Nam tiến. Mục tiêu đầu tiên của HT Mobile là đánh động sự có mặt của mình trên cả nước. Từ mục tiêu đó, các quảng cáo HT Mobile đã xuất hiện đồng loạt trên tivi, trên báo chí, banner trên các trục đường chính, thu hút sự chú ý của mọi người.

2. Xác định thị trường mục tiêu

Khảo sát thị trường mục tiêu sẽ giúp người làm quảng cáo có cái nhìn tổng quát và sâu sát về khách hàng như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, mối quan tâm, tình trạng hôn nhân, việc làm và sở thích, cách thức mua sắm (bốc đồng hay đắn đo, số tiền chi tiêu…), cảm nhận về thương hiệu và sản phẩm… Nói chung, nếu nắm được càng nhiều chi tiết về phong cách, tâm tư, suy nghĩ… thì bạn càng dễ dàng cụ thể hóa kế hoạch của mình, quảng cáo càng đúng nhu cầu càng thu hút và hiệu quả.

3. Nêu rõ lợi ích của sản phẩm

Khách hàng thường đặt câu hỏi: “Nếu mua sản phẩm của bạn, tôi sẽ được gì?”. Đó là câu hỏi mà các nhà quảng cáo cần trả lời nhanh, rõ ràng và khác biệt so với đối thủ. Các chiến dịch quảng cáo hiệu quả thấp nhất thường tập trung vào một lợi ích nổi bật và trọng tâm của sản phẩm. Những câu hỏi cơ bản xoay quanh nó như: Họ cần gì ở sản phẩm? Họ sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào? Hình thức cảm xúc nào giúp thu hút sự chú ý của khách hàng? Hãy bám sát những câu trả lời để nêu bật lên nhu cầu của khách hàng và lợi ích từ sản phẩm.

4. Tiến hành chiến lược sáng tạo

Khi tiến hành thiết kế, người thực hiện cần thể hiện ý tưởng rõ ràng và quảng cáo trả lời được các câu hỏi như: “Tại sao thị trường mục tiêu lại mua sản phẩm của bạn? Tại sao bạn hơn được đối thủ? Để khách hàng mục tiêu có thể “Ồ” lên rằng: “Đây đúng là sản phẩm dành cho tôi”, cần chú ý những chi tiết sau: Chọn đúng giọng điệu và ngôn ngữ, sử dụng màu sắc bắt mắt, phù hợp với đối tượng, đảm bảo rằng quảng cáo dễ đọc, dễ hiểu và đúng từ cách nhìn của khán thính giả, thể hiện tính tin cậy cao.

5. Xem xét ngân sách

Ngân sách quảng cáo có thể được trích ra từ kế hoạch kinh doanh hoặc lợi nhuận của năm trước… Trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo, người làm quảng cáo cần thận trọng xem xét ngân sách để quyết định sử dụng các phương pháp thể hiện hình ảnh, thông điệp quảng cáo cũng như những phương tiện truyền thông: tivi, báo giấy, báo điện tử, radio, banner hay truyền miệng… Sự xem xét chu toàn về ngân sách sẽ giúp chiến dịch quảng cáo được thực hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ và trong tầm kiểm soát.

6. Chọn phương tiện quảng cáo hiệu quả và phù hợp

Hãy xem xét kỹ số lượng phát hành của báo, số người xem tivi, chuyên mục yêu thích và thu thập thông tin đầy đủ về mỗi phương tiện truyền thông để quyết định loại hình nào sẽ đem lại kết quả mỹ mãn nhất và phù hợp với ngân sách nhất. Ví dụ, để quảng cáo sữa cho trẻ em, các nhà quảng cáo thường tập trung vào phương tiện truyền hình vì vừa phổ biến cho cả mẹ và bé, vừa thể hiện được tốt nhất âm thanh và màu sắc đồng thời truyền tải cảm xúc một cách chân thật.

7.  Thực hiện chiến dịch quảng cáo

Khi đã hoàn thành những bước chuẩn bị, bạn có thể tung ra chiến dịch quảng cáo và theo sát kết quả thực hiện. Nếu chọn quảng cáo trên tivi, bạn hãy bỏ thời gian quan sát mỗi giờ khác nhau xem thời điểm phát sóng nào là hiệu quả nhất. Hãy thăm dò khách hàng xem họ biết về công ty hoặc sản phẩm quảng cáo như thế nào, họ bắt gặp quảng cáo ở đâu… để có thể điều chỉnh kịp thời chiến dịch của mình.

8. Đánh giá kết quả

Để đánh giá đúng hiệu quả chiến dịch quảng cáo, bạn cần khoảng 6 tháng để xem xét những phản hồi của khách hàng cũng như kết quả kinh doanh. Suốt thời gian này, bạn cũng cần kiểm tra kết quả và đánh giá lại các bước để sẵn sàng cho chiến dịch tiếp theo.

Mọi người chỉ xem những gì thú vị. Đôi khi điều thú vị đó là một mẫu quảng cáo

8 lý do để mua sắm

Một mẫu quảng cáo thành công phải để lại cảm xúc đẹp trong lòng người xem, xây dựng được hình ảnh tốt cho thương hiệu và quan trọng hơn hết, phải làm tăng doanh số bán hàng. Hiểu được tại sao mọi người mua sắm, điều gì kích thích họ mua những món hàng mà họ thực sự cần thiết, các nhà thiết kế quảng cáo sẽ tìm được “con đường” ngắn nhất, rẻ nhất đến trái tim mua sắm của người tiêu dùng.

Mua sắm – Bắt đầu từ đâu?

Cùng một sản phẩm nhưng người tiêu dùng khi mua lại xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau. Nhiệm vụ chính của nhà quảng cáo chính là tập hợp tất cả những động cơ có thể thúc đẩy việc ra quyết định chi trả để thực hiện một mẫu quảng cáo thỏa mãn phần lớn nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Và dưới đây chính là 8 lý do chung nhất khiến người tiêu dùng “chịu chi”:

1. Cảm xúc

Hầu hết những quyết định mua hàng đều bắt nguồn từ cảm xúc. Chẳng hạn như: trang bị một hệ thống an ninh cảnh báo sẽ mang lại sự yên tâm; nhẫn đính hôn và các loại trang sức thể hiện tình yêu, sắc đẹp; nhà to, xe hơi đắt tiền sẽ chứng tỏ địa vị và sự thành công…

2. Thói quen

Thói quen chi phối nhiều đến việc mua sắm của người tiêu dùng. Người ta thường có xu hướng mua đi mua lại những loại sản phẩm đã quen thuộc bởi họ nắm rõ sẽ có được gì từ nó, những nơi có thể mua với giá cả đã “nằm lòng”… và hoàn toàn thỏa mãn với những thứ đó. Vậy khi người tiêu dùng đã gần như hài lòng với những thứ đã quen thuộc thì làm sao có thể thu hút họ để ý đến sản phẩm của bạn? Chắc chắn lúc này điểm yếu của thương hiệu rất được yêu thích ấy phải được tìm hiểu và bạn chỉ có thể dựa vào đó để tạo thế mạnh cho mẫu quảng cáo của mình.

3. Khuyến mãi, giảm giá

Rất nhiều người đã không thể bỏ qua những chương trình quảng cáo, khuyến mãi bởi họ có thể tiết kiệm được rất nhiều từ những dịp này. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng khuyến mãi vì điều này sẽ tạo cho người tiêu dùng thói quen chờ đợi đến dịp khuyến mãi hơn là mua ngay khi có nhu cầu, bởi suy nghĩ “trước sau gì rồi cũng sẽ giảm giá”.

4. Giá cả

Đây chính là yếu quan trọng trong quyết định mua hàng. Tuy nhiên, giá cả chỉ đóng vai trò quan trọng đối với những sản phẩm quen thuộc hoặc dễ so sánh, ước lượng giá trị (như hàng tiêu dùng thông thường) và không thực sự là yếu tố quyết định với những sản phẩm khó so sánh giá trị (như tác phẩm nghệ thuật, đồ trang sức…)

5. Để được công nhận

Người ta thường thích sở hữu những vật dụng thể hiện được đẳng cấp và được người khác nhìn nhận. Một số những vật dụng liên quan đến lý do này có thể kể: điện thoại di dộng, PDA, máy tính, trang phục và trang sức, xe cộ…

6. Để giải quyết một vấn đề

Khi gặp phải một vấn đề, chúng ta thường có xu hướng tìm ngay cách để giải quyết và lúc này những mẫu quảng cáo có thể phục vụ cho việc giải quyết vấn đề sẽ được để tâm tìm hiểu nhiều hơn. Thuốc cảm cúm là một ví dụ điển hình cho lý do này. Bên cạnh đó có thể kể một vài sản phẩm, dịch vụ như: sách hướng dẫn, cẩm nang, mỹ phẩm chống lão hóa, sản phẩm, dịch vụ giảm béo…

7. Sợ bỏ lỡ cơ hội

Những thông điệp quảng cáo theo kiểu “Nếu không mua sẽ chịu thiệt thòi” luôn có tác dụng tức thời. Bởi người tiêu dùng thường có tâm lý sợ, hối tiếc vì người khác đã được hưởng lợi từ việc mua sản phẩm nhưng mình lại bỏ lỡ cơ hội. Những thông điệp như: Đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này; Hãy nghĩ đến tất cả món tiền bạn có thể mất nếu không có sản phẩm Thương Hiệu Doanh Nghiệp VN (thuonghieudoanhnghiep.vn), Ba Thành… đã đưa nhiều thương hiệu đến với thành công.

8. Thỏa mãn nhu cầu

Mọi người đều có sự khác biệt và có những nhu cầu đặc biệt. Một sản phẩm không thể thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người vì thế nhà quảng cáo phải nhắm trọng tâm vào những nhu cầu chính. Chẳng hạn như cô ấy có làn da nhạy cảm và thường dị ứng với nước rửa chén vì thế cô ấy cần một loại nước rửa chén Thương Hiệu Doanh Nghiệp Ba Thành dành cho da nhạy cảm…

Tất cả những lý do trên đều góp phần quan trọng vào quyết định mua hàng. Nhà quảng cáo sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nếu đặt mình vào vị trí của khách hàng, hiểu được họ cần gì từ sản phẩm của bạn, tại sao lại cần, lúc nào sẽ sử dụng, họ sẽ sử dụng ra sao… để thực hiện mẫu quảng cáo thích hợp cũng như tiếp cận thành công đến đối tượng.

Chia sẻ Facebook

Ba Thành

THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP