HTG.VN: Kênh quảng cáo và công cụ tìm kiếm HTG TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO - HƯNG THỊNH
LuatManhDuc.com - law.hungthinhgroup.net - smi
HTG.VN - Thuê tài - Thuê xe - BaThanh.Net
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

Góp vốn bằng thương hiệu doanh nghiệp

Góp vốn bằng thương hiệu đang diễn ra mỗi nơi một kiểu. Trong lúc đó, Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu do Bộ Tài chính soạn thảo được trình làng đã lâu nhưng vẫn chưa thể ban hành vì có nhiều ý kiến khác nhau.

Mỗi nơi một kiểu

Góp vốn bằng thương hiệu nở rộ trong vài năm gần đây, chỉ có điều mỗi nơi một kiểu. Gần đây nhất, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) phát đi thông điệp: các đơn vị thành viên phải ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (logo hình ngọn lửa và dòng chữ PVN) với mức phí tối thiểu là 1 tỷ đồng/năm. Đại diện Ban Luật và Hợp tác quốc tế của PVN cũng cho biết, mặc dù quy chế sử dụng nhãn hiệu đã được áp dụng từ tháng 6.2009 nhưng hiện mới chỉ có 70/148 đơn vị ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

Tại Tổng công ty Sông Đà, thương hiệu Sông Đà đang được chia năm sẻ bảy cho các công ty con, như Công ty cổ phần (CTCP) Sông Đà 909 (S99), CTCP Sông Đà 10 (SDT). Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp khác nhau lại được ghi nhận giá trị vốn góp khác nhau! Cụ thể: báo cáo kiểm toán 2007 khoản góp vốn bằng thương hiệu của Tổng công ty Sông Đà tại S99 là 250 triệu đồng, khấu hao lũy kế đến hết năm 2007 là 28 triệu đồng; tại SDT là 4,93 tỷ đồng, khấu hao luỹ kế đến hết 2007 là 1,214 tỷ đồng.

Không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước, hãng Siemen (Đức) cũng cho phép các doanh nghiệp điện và điện tử nước ta được sử dụng thương hiệu của họ gắn lên sản phẩm. Ngược lại, mỗi năm các doanh nghiệp có sử dụng thương hiệu đó phải trả một khoản phí nhất định cho chủ sở hữu thương hiệu Siemen.

Cho đến nay, Bộ Tài chính vẫn không cho phép doanh nghiệp góp vốn bằng thương hiệu. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận là tài sản. Đây cũng là thông lệ quốc tế; ví dụ như Microsoft hay Coca-Cola, được đánh giá có thương hiệu trị giá cả chục tỷ đô la nhưng trong bảng cân đối kế toán của họ, không bao giờ có ghi nhận khoản tài sản này. Chỉ khi doanh nghiệp bán lại hay sáp nhập vào một doanh nghiệp khác, chênh lệch giữa giá trị sổ sách và giá trị bán lại mới được ghi nhận thành tài sản vô hình của doanh nghiệp mới. Việc góp vốn bằng các tài sản vô hình khác như bản quyền, bằng sáng chế, bí quyết công nghệ... lại là chuyện khác - hoàn toàn hợp lệ.

Thiếu cơ sở pháp lý

Tính hợp pháp của việc góp vốn bằng thương hiệu vẫn chưa thống nhất. Hiện chưa có văn bản nào quy định riêng về góp vốn bằng nhãn hiệu nên việc này thường được lập hợp đồng như các hợp đồng góp vốn thông thường. Khó khăn xảy ra là: các doanh nghiệp thực hiện góp vốn bằng thương hiệu - trên thực tế chưa được định giá, song lại ghi trong giấy đăng ký kinh doanh là góp vốn bằng tiền. Hành động góp vốn bằng tiền nhưng lại không có tiền này sẽ gây rắc rối cho hệ thống kế toán; và có nhiều vướng mắc nếu doanh nghiệp góp vốn muốn rút vốn, hay doanh nghiệp nhận vốn góp không muốn tiếp tục hợp tác.

Có ý kiến lo ngại, trong quá trình thương hiệu được góp vốn, nhiều khi bản thân các thương hiệu không giữ được uy tín ổn định một thời gian dài, thậm chí có không ít các thương hiệu đã bị giảm sút về uy tín làm ăn, giảm uy tín với khách hàng, giá trị doanh nghiệp bị giảm mạnh… sẽ ảnh hưởng đến các bên có quyền khai thác thương hiệu đó. Tình trạng một số tổng công ty mang thương hiệu góp vốn với nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực không được đánh giá cao cũng có thể làm loãng giá trị thương hiệu.

Ngoài ra, còn một số vấn đề gây tranh cãi là nên để các bên tự thỏa thuận định giá quyền sử dụng thương hiệu hay phải nhờ bên thứ ba? Nên hay không nên cho phép bên nhận góp vốn được phát hành cổ phiếu tương ứng với giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu…?

Chưa thể ban hành Thông tư

Bộ Tài chính đang soạn thảo Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu. Sau khi có nhiều ý kiến khác nhau, Bộ này đang cần một thực tế cụ thể hóa để xem xét. Nhưng thực tế từ Vinashin – đơn vị tiên phong trong vấn đề này lại đang lộ rõ nhiều rủi ro.

Việc góp vốn quyền sử dụng nhãn hiệu là nội dung mới áp dụng thí điểm theo công văn số 2349/BTC-TCDN của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thí điểm đối với Tập đoàn Vinashin ký ban hành ngày 25.2.2010. Đến nay, theo báo cáo của Vinashin, tất cả các trường hợp góp vốn bằng thương hiệu của Tập đoàn đều phát sinh từ năm 2009 trở về trước, do Tập đoàn tự thực hiện, không có trường hợp nào phát sinh sau ngày 25.2.2010. Vinashin cũng chưa thực hiện điều chỉnh lại việc góp vốn bằng nhãn hiệu đã phát sinh trước đây theo hướng dẫn tại văn bản nói trên của Bộ Tài chính. Do vậy, việc đánh giá rút kinh nghiệm là rất khó.

Cũng theo báo cáo của Vinashin, số lượng doanh nghiệp nhận góp vốn bằng nhãn hiệu của công ty mẹ Vinashin là 60. Số lượng doanh nghiệp nhận góp vốn bằng nhãn hiệu của các công ty con Vinashin là 38. Tổng giá trị góp vốn bằng thương hiệu của cả 98 doanh nghiệp là 1.926 tỷ đồng; lỗ luỹ kế của các đơn vị nhận góp vốn tính đến 30.6.2010 là 616 tỷ đồng; cổ tức được chia luỹ kế đến nay là 107 tỷ đồng. Vinashin đề xuất giữ lại 13 doanh nghiệp, số còn lại sẽ thực hiện thoái vốn. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là khi rút vốn bằng thương hiệu của Vinashin hiện cũng đang có các vướng mắc. Cụ thể, theo Luật Doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần không được giảm vốn điều lệ, trong khi phần vốn góp bằng thương hiệu của Vinashin tại các công ty cổ phần đã nằm trong vốn điều lệ đăng ký theo quy định. Như vậy, việc thực hiện thí điểm góp vốn bằng giá trị thương hiệu của Vinashin là không khả thi.

Thực tế đã nảy sinh những vấn đề khó giải quyết, trong khi các ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư chưa thống nhất, do vậy, hiện ban soạn thảo đang đề xuất Bộ Tài chính tạm dừng để tiếp tục nghiên cứu, thảo luận thêm. Trong lúc đó, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục tùy cơ ứng biến.

Hải Dương

Chia sẻ Facebook

Đại biểu nhân dân

THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP