HTG.VN: Kênh quảng cáo và công cụ tìm kiếm HTG TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO - HƯNG THỊNH
LuatManhDuc.com - law.hungthinhgroup.net - smi
HTG.VN - Thuê tài - Thuê xe - BaThanh.Net
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

Xe ôm: Máu và nước mắt

"Sinh nghề tử nghiệp", nghề xe ôm cũng không ngoại lệ. Những người đến với nghề này đa phần hoàn cảnh hết sức khó khăn nên họ rất trân trọng nghề mình đã chọn, bởi đó là "cần câu cơm:, là niềm hạnh phúc, cuộc sống của họ. Bao vinh nhục của nghề, họ đều trải, mặn ngọt đều nếm...

"Hy sinh đời bố, củng cố đời con"

Trong nhịp sống ngày nay, xe ôm là một phương tiện chuyên chở thuận tiện, nhất là với tầng lớp trung lưu và những người điều kiện kinh tế còn khó khăn, eo hẹp. Tại TP Đà Nẵng, người theo nghề xe ôm tăng như "mấm mọc sau mưa" theo tốc độ đô thị hóa, phát triển du lịch dịch vụ

Ông Võ Thành Đạt (trú tại kiệt 233 đường Trường Chinh- Đà Nẵng) tự nhận mình vẫn chưa xứng với cái tên mà bố mẹ mong muốn lúc sinh thời. Cái nghèo, cái khó cứ đeo bám ông hoài. Quê Bạc Liêu, ông dạt ra Đà Nẵng lập nghiệp. Lấy vợ, năm 1980, vợ bị ung thư qua đời, để lại 4 đứa con thơ.

Năm 1990, ông đi bước nữa, có thêm 2 đứa con nên cuộc sống vốn khốn khó lại càng túng bấn hơn. Nay các con của vợ đầu đã lớn nhưng cũng chỉ làm thuê kiếm sống, con vợ sau vẫn còn nhỏ dại.

Vợ ông chỉ giúp việc bưng bê bán bún cho người ta nên thu nhập không đáng là bao, trong nhà, ông là nguồn thu nhập chính. Thế là ông phải "cày cuốc" ngày đêm để nuôi sống gia đình. "Trung bình mỗi ngày kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Tiền học, tiền ăn, tiền giỗ chạp… đều dựa vào chiếc xe máy này. Nhiều lúc bi quan lắm chú à, nhỡ có chuyện gì thì coi như cả nhà xiêu điêu theo", ông Đạt buồn buồn tâm sự.

Hoàn cảnh của ông Ngô Út (SN 1949, trú kiệt 572 đường Ông Ích Khiêm), chạy xe ôm ở khu vực siêu thị BigC - Đà Nẵng, cũng chẳng hơn gì. Tuy nhiên, dẫu khó khăn khốn khổ mấy đi nữa thì ông cũng "vui lắm khi hai đứa con nhờ chiếc xe này mà đã học hành đến nơi đến chốn".

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông kể về công việc nhọc nhằn của mình thì ít mà tự hào về hai đứa con thì nhiều. "Hy sinh đời bố, củng cố đời con mà", ông Út tự trào. Ông khoe, hai đứa con vừa ra trường, một đứa học xong đại học làm giáo viên, một đứa học xong cao đẳng làm cho một công ty vận tải, cả hai đều ở TPHCM.

Nghề mất nhiều hơn được

"Nghề nào cũng vậy, có được có mất, nhưng với nghề xe ôm thì mất nhiều, mà rủi ro cũng lắm", ông Lê Văn Được (64 tuổi, trú phường Hòa Minh, thuộc tổ xe ôm tự quản trước Bến xe trung tâm Đà Nẵng) đúc kết sau gần 30 năm theo nghiệp. Ông Được cho rằng, nghề này ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý ghê gớm lắm. Lúc chờ đợi khách thì căng thẳng, đi trên đường thì lo lắng chuyện bất trắc luôn thường trực. Sợ bị tai nạn giao thông, sợ bị khách lừa tiền, sợ bị hư hỏng đồ đạc, mất hàng hóa của khách… Rồi lo sức khỏe sau những chuyến dầm mưa dãi nắng, ăn gió nằm sương, thức khuya dậy sớm…

Ông Nguyễn Bá Trung (SN 1960, cùng tổ xe ôm tự quản với ông Được) vừa nhấp nhổm mời khách, vừa chen lời: "Trời kêu ai nấy dạ thôi chú ơi. Làm cái nghề này cũng "phiêu" lắm. Nhưng không làm, biết lấy tiền đâu mà nuôi gia đình, cho con cái ăn học. Bởi thế, khi quyết định đi làm nghề này là biết trước hiểm nguy nhưng vẫn lao vào".

Rồi ông Trung chỉ những vết sẹo trên mặt, cơ thể đen thẫm của mình, kể: "Cách đây 1 tháng, nếu không may mắn thì coi như tôi "tèo" (chết) rồi. Đang đi bỗng dưng bánh trước chiếc xe của mình nổ "đoành", cả người và xe lăn ra giữa đường, may mà chiếc xe ô tô chạy phía sau họ phanh kịp, chứ không thì...

Nm viện mấy tuần, tuy chưa lành hẵn nhưng cũng phải sửa "con ngựa sắt" đã nát tanh bành để chạy khách, chứ không lấy tiền đâu mà sống, trả nợ tiền vay bạn bè, anh em trả viện phí trước đó. May mà bữa đó vừa trả khách xong, chứ không đang chở khách mà bị tai nạn như thế thì chắc cả tôi lẫn khách khó sống, hoặc bán nhà mà đền".

Như ông Trung đã là may, theo như lời kể của một số bác chạy xe ôm thì cách đây chưa lâu, có ông Nam đã đi xe ôm hơn 20 năm, trong lúc đang chạy theo xe ô tô để đón khách thì xe khách tạt vào lề đường đột ngột, ông Nam không làm chủ được tay lái nên mất mạng. Gia đình đã khó khăn, ông Nam mất đi lại càng túng quẫn hơn.

"Tầm ngắm" của những vụ cướp

Đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng cái chết của ông Nguyễn Ngọc Tĩnh (SN 1944, trú tổ 36, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, hành nghề xe ôm trước Bến xe trung tâm Đà Nẵng) do tên Nguyễn Cửu Ri Goóc (SN 1989, trú tổ 24, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) sát hại, cướp tài sản vẫn khiến dư luận bàng hoàng, bức xúc. Tên cướp không chỉ sát hại một mạng người, mà còn cướp đi một gia đình hạnh phúc, một nguồn sống và cả tương lai của các con ông Tĩnh.

Bà Đỗ Thị Tình (vợ ông Tĩnh) nhìn lên di ảnh chồng mà ruột gan như xát muối. Ông bà có 3 người con. Con gái đầu đang là sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng năm thứ 4, hai con trai thứ, một đứa lớp 12, một đứa mới vào lớp 10. Bà Tình đau yếu luôn nên thu nhập chủ yếu dựa vào ông Tĩnh. Tuy kinh tế gia đình hết sức khó khăn, nhưng con cái chăm học nên ông cố gắng "cày cuốc" ngày đêm để có đồng ra đồng vào đầu tư cho tương lai. Nào ngờ…

"Nếu không phải muốn có thêm tiền để lo cho các con ăn học thì ba không chạy xe lúc trời khuya thanh vắng, chắc ba cũng không bị sát hại đâu", Nguyễn Thị Ngọc Bích, con gái đầu của ông Tĩnh khóc gào thảm thiết… "Lúc ông còn sống, mỗi ngày trừ chi phí xăng xe còn được khoảng 100.000 đồng, nếu tằn tiện cũng đủ chi phí trong gia đình, con cái ăn học. Nhưng giờ thì còn đâu nữa. Biết bấu víu vào đâu, con cái học hành ra sao đây ông ơi?", bà Tình nhìn di ảnh chồng, mắt nhòa lệ.

Còn rất nhiều những trường hợp cánh xe ôm ở Đà Nẵng bị cướp dọc đường như anh Minh, anh Võ, anh Tài…, nhưng sau những "tai nạn nghề nghiệp" rùng rợn đó, họ vẫn phải tiếp tục theo nghề mưu sinh chứ không nghỉ được.

"Nghiệp" bắt tội phạm

Xe ôm: Máu và nước mắt, Tin tức trong ngày, xe om, tai xe xe om, cuop, tai nan giao thong, bat cuop

Ông Nguyễn Bá Thanh (giữa) cùng các ngành chức năng chụp ảnh kỷ niệm với Đội xe ôm tự quản Hòa Cầm.

Đã thành "thương hiệu", khi nói đến lực lượng xe ôm tự quản trong lĩnh vực bắt tội phạm tại TP Đà Nẵng thì ai cũng nhắc đến đội xe ôm tự quản khu vực Hòa Cầm do anh Lê Đức Tịnh làm đội trưởng. Nhìn những tấm bằng, giấy khen cho cá nhân anh Tịnh và đội xe ôm tự quản Hòa Cầm càng minh chứng thêm sự nghĩa hiệp của các anh. Với anh Tịnh thì từ hồi đi xe đạp thồ… đã không ít lần bắt trộm, cướp chứ huống hồ giờ có xe máy. Đã hơn 30 năm theo nghề thì chừng ấy năm anh Tịnh gắn "nghiệp" bắt tội phạm.

"Trách nhiệm công dân, thấy bất bình là hành động chứ không nề hà", anh Tịnh và đồng nghiệp của anh nói vậy. Nhiều lúc chạy hàng chục kilomet rượt đuổi tội phạm nhưng anh em không hề kể lể chuyện xăng dầu, hư hỏng xe. Có lần mấy anh em trong đội cùng đuổi 2 tên trộm dây điện từ hướng Đà Nẵng ra. Khi đến gần đối tượng, anh Lê Văn Vinh nhanh như sóc lao vào xe đối tượng quật ngã và tóm gọn. Sau lần đó anh Vinh dưỡng thương và sửa xe hết mấy triệu đồng nhưng không nhận đền bù… "Thấy chướng, trái với lương tâm, đạo lý là hành động. Tuy không chuyên nhưng "nghiệp" bắt cướp, trộm đã ngấm vào máu", anh Tịnh nói.

"Ngã ba Hòa Cầm là cửa ngõ phía Nam và Tây Nam của TP Đà Nẵng, một trong những địa bàn phức tạp về trật tự xã hội. Ở đây, hằng ngày có hàng ngàn lượt xe và người qua lại, là đầu mối giao thông quan trọng ra vào thành phố. Lợi dụng sự đông người này, bọn tội phạm đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội như: cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, đánh nhau gây rối trật tự, mua bán -  sử dụng ma túy, vận chuyển - buôn bán hàng lậu...

Đội xe ôm tự quản Hòa Cầm đã góp phần không nhỏ bảo vệ tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được bình yên hơn", Trung tá Đặng Minh Chánh - Trưởng Công an phường Hòa Thọ Đông khẳng định.

Mới đây, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã tặng đội xe ôm tự quản 12 chiếc xe máy và 12 triệu đồng cho các cá nhân xuất sắc trong phong trào quần chúng tham giao bảo vệ trật tự xã hội. Đây được xem việc làm hy hữu nhất từ trước tới nay mà lãnh đạo TP Đà Nẵng đã tôn vinh cho lực lượng xe ôm tự quản. Với họ, nghiệp xe ôm đầy bất trắc, khốn khó nhưng cũng mang lại nhiều vinh quang nếu biết góp sức cho cộng đồng xã hội…

5 năm gần đây, Đội xe ôm tự quản Hòa Cầm đã tham gia truy bắt được 54 vụ liên quan đến phạm pháp hình sự, trong đó có nhiều vụ cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, vụ cố ý gây thương tích, tàng trữ sử dụng ma túy, buôn bán hàng giả hàng lậu, gây tai nạn giao thông chết người bỏ chạy… Thu hồi 7 xe máy và nhiều tang vật khác lên đến hàng trăm triệu đồng giao cho công an xử lý. Với những thành tích nổi bật này, đội xe ôm tự quản Hòa Cầm nhiều lần được Uỷ ban Quốc gia ATGT, Chủ tịch UBND, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng và nhiều cấp ngành tặng bằng khen, giấy khen, thưởng nóng 41 lượt với tổng số tiền là 37 triệu đồng vì thành tích tham gia bảo vệ an ninh trật tự.

Chia sẻ Facebook

24h

THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP