HTG.VN: Kênh quảng cáo và công cụ tìm kiếm HTG TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO - HƯNG THỊNH
LuatManhDuc.com - law.hungthinhgroup.net - smi
HTG.VN - Thuê tài - Thuê xe - BaThanh.Net
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

Thương hiệu, nhãn hiệu, xây dựng và quảng bá thương hiệu

Thương hiệu là gì? Nhãn hiệu hay Thương hiệu? Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay còn lẫn lộn hai khái niệm quen thuộc này. Và hậu quả tất yếu là họ mải mê đi sưu tập các giải thưởng Sao vàng Đất Việt, chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao hay ISO 9000/9001... thay cho những nỗ lực làm hài lòng khách hàng. Tung ra thị trường một nhãn hàng mới thì rất dễ, nhưng để biến nó thành một thương hiệu mạnh thì không phải là chuyện đơn giản. Và để làm điều đó, hãy bắt đầu từ việc ý thức được sự khác biệt giữa hai khái niệm này.

Thương hiệu là gì?

Một câu hỏi xưa như trái đất. Có lẽ vậy! Hàng ngày, nhan nhản trên các phương tiện truyền thông, sách báo, internet, mỗi người chúng ta đều tiếp cận với thuật ngữ này. Tuy nhiên, có bao nhiêu trích dẫn thì có bấy nhiêu cách tiếp cận khác nhau nên sẽ không thừa khi chúng ta thống nhất về cách hiểu thuật ngữ thương hiệu để việc hướng đến xây dựng một thương hiệu mạnh có cơ sở thực hiện.

Nhãn hiệu - Thương hiệu: tuy 2 mà 1

thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu, doanh nghiệp, nhãn hiệu, logoThương hiệu (Brand) và nhãn hiệu (Trademark) là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng trên thực tế vẫn thường được hiểu lẫn lộn, không đồng nhất. Điều đó có lúc đã gây ra sai sót trong các nghiên cứu marketing, thậm chí là cả những sai lầm trong việc hoạch định chiến lược của doanh nghiệp

Cho đến nay, trong giới làm maketing vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về việc phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu. Theo cách định nghĩa trong Bộ Luật Sân sự 2005, có thể hiểu nhãn hiệu chỉ đơn giản là một cái tên, tức là chỉ nói lên phần thể xác, hình thức của sản phẩm. Trong khi đó thương hiệu lại tạo nên linh hồn, vẽ lên nội dung phong phú cho sản phẩm.

Từ một cái tên, hai định nghĩa

Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng, nhãn hiệu là một khái niệm mang tính hành chính, là cái tên được nhà nước (đại diện là Cơ quan Quản lý sở hữu trí tuệ) chứng nhận. Khái niệm nhãn hiệu, vì vậy, đã được định nghĩa cụ thể trong Bộ Luật Dân sự Việt Nam (Điều 785), là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố trên với nhau.

Không được định nghĩa cụ thể như nhãn hiệu, khái niệm thương hiệu, mặc dù du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, nhưng hầu như vẫn chưa được định nghĩa cụ thể trên các tài liệu học thuật chính thống. Có thể hiểu thương hiệu từ cách nhìn của người tiêu dùng, là sự cảm nhận và chứng nhận của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu, là mọi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng về cái tên đó.

Cụ thể nhầm lẫn ở đâu?

Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay còn lẫn lộn hai khái niệm quen thuộc này. Và hậu quả tất yếu là họ mải mê đi sưu tập các giải thưởng Sao vàng Đất Việt, chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao hay ISO 9000/9001... thay cho những nỗ lực làm hài lòng khách hàng. Ngay cả với các doanh nghiệp lớn có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu, ý thức về xây dựng thương hiệu vẫn chỉ dừng lại đâu đó ở bộ phận marketing, trong khi đây là công việc và nỗ lực của cả hệ thống. Việc cho rằng nhãn hiệu của doanh nghiệp xuất hiện ở nhiều nơi, có thị phần cao chứng tỏ thương hiệu đang rất mạnh cũng là một sai lầm phổ biến. Nhận biết được nhãn hiệu không có nghĩa là khách hàng đã yêu mến thương hiệu, để có được điều đó, còn phải đi đôi với chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hay không.

Tung ra thị trường một nhãn hàng mới thì rất dễ, nhưng để biến nó thành một thương hiệu mạnh thì không phải là chuyện đơn giản. Và để làm điều đó, hãy bắt đầu từ việc ý thức được sự khác biệt giữa hai khái niệm này.

Thương hiệu - Nhãn hiệu: sự khác biệt

Thương hiệu

Tôi yêu Ba Thành

Nhãn hiệu

Tên tôi là Ba Thành
Hiểu thế nào? Là chất lượng, uy tín, sự nổi tiếng được người tiêu dùng chứng nhận Là tên bà biểu tượng được đăng ký và bảo hộ bởi Cơ quan Nhà nước (Cục Sở hữu trí tuệ)
Cân đo đếm? Giá trị trừu tượng, tài sản vô hình Giá trị cụ thể, tài sản hữu hình
Thấy ở đâu? Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng Hiện diện trong văn bản pháp lý
Từ đâu mà có? Doanh nghiệp xây dựng, người tiêu dùng chứng nhận Doanh nghiệp đăng ký, cơ quan chức năng chứng nhận
Ai sẽ nuôi dưỡng? Bộ phận PR/Marketing Bộ phận luật pháp hành chính
Nuôi dưỡng bằng cách nào? Xây dựng chiến lược marketing, chiến lược quảng bá Đăng ký nhãn hiệu, bảo vệ quyền sử dụng, khởi kiện trong trường hợp bị vi phạm
Họ thường nói gì? Định vị, tính cách, kiến trúc, hệ thống nhận diện, tầm nhìn thương hiệu Nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, vi phạm quyền sử dụng nhãn hiệu
 

12 chiến lược trong quản trị chất lượng

Edwards deming"Để đạt được hiệu quả cao nhất trongkinh doanh không chỉ đòi hỏi triết lý giỏi mà tổ chức cần phải thay đổi hành vi và chấp nhận những đường lối kinh doanh mới" Edwards Deming (1900-1993), cha đẻ của quản trị chất lượng tư vấn.

1. Xây dựng và kiên trì theo đuổi mục tiêu nhằm cải tiến sản phẩm và dịch vụ để tăng tính cạnh tranh, tồn tại trong giới và tạo ra công ăn việc làm.

2. Tiếp thu những kiến thức mới bằng nhiều cách, nhiều hình thức và phải tiếp thu không ngừng. Kiên quyết cắt bỏ lề lối làm việc trễ nải, sai sót, dễ dãi và nhân nhượng.

3. Tránh phụ thuộc và việc kiểm tra đột xuất, không thường xuyên. Thay vào đó, nên tiến hành kiểm tra chất lượng theo thống kê, định kỳ và tạo thành thói quen ý thức về chất lượng.

4. Cải tiến chất lượng vật liệu đầu vào. Bắt đầu ý thức về chất lượng từ điểm xuất phát đầu tiên, chăm chút cho chất lượng trong suốt quá trình hình thành sản phẩm và bảo đảm uy tín cho sản phẩm ngay cả khi sản phẩm đã được người tiêu dùngsử dụng.

5. Tìm ra các vần đề vướng mắc và kiên trì cải tiến để hệ thống sản xuất và dịch vụ chạy tốt. Lưu ý cắt giảm những thứ không cần thiết, nâng cao chất lượng trong mọi hoạt động để tăng năng suất và giảm chi phí đầu tư.

6. Xây dựng các phương pháp hiện đại để huấn luyện và đào tạo cho nhân viên. Sử dụng bảng kiểm tra và xác định nhân viên có được đào tạo hợp lý và có khả năng thực hiện tốt công việc hay không. Các phương pháp thống kê phải được dùng để xác định kết quả sau khi khóa huấn luyện hoàn tất.

7. Xây dựng các phương pháp giám sát hiện đại. Vai trò của việc giám sát sản xuất phải là giúp đỡ mọi người để thực hiện công việc tốt hơn. Ban quản lý phải chuẩn bị để đáp ứng kịp thời yêu cầu từ quy trình giám sát như gặp sự cố do không bảo trì máy móc, thiết bị kém chất lượng...

8. Loại bỏ sự sợ hãi bằng cách khuyến khích thông tin hai chiều hiệu quả và giúp mọi nhân viên thay đổi. Đặc biệt chú ý đến những ảnh hưởng bởi các dấu hiệu như: lo sợ khi có thay đổi, lo sợ khi phải học một phương pháp làm việc tốt hơn và lo sợ khi vị trí công việc có thể bị mất...

9. Phá vỡ rào cản nhân viên giữa các phòng ban. Nhân viên của phòng nghiên cứu, thiết kế, kinh doanh, quản trị hay sản xuất phải làm việc theo nhóm, để cùng nhau giải quyết mọi sự cố về sản phẩm và dịch vụ.

10. Loại bỏ những khẩu hiệu, những lời hô hào về lực lượng lao động, đòi hỏi "khuyết tật ở mức zero" và tăng năng suất mà không cung cấp phương pháp để thực hiện. Những câu hô hào như vậy chỉ tạo ra các mối quan hệ đối nghịch.

11. Loại bỏ những tiêu chuẩn đánh giá công việc thông qua những hạn ngạch bằng số cho lực lượng lao động và những mục đích bằng số cho bộ phận quản lý. Thay vào đó là những phương tiện trợ giúp và khả năng lãnh đạo hiệu quả.

12. Thiết lập một chương trình giáo dục mạnh mẽ và tự cải tiến trong mỗi người. Một tổ chức không chỉ cần những con người giỏi mà những người đó còn phải luôn biết nâng cao kiến thức của mình.

Xây dựng thương hiệu trực tuyến

Xây dựng thương hiệu thành công, trở thành một thương hiệu mạnh là cả một quá trình gian nan và tốn kém cả về mặt Tâm - Trí - Lực - Tiền, cho dù là làm offline hay online. Làm thương hiệu là cả một nghệ thuật, nó đòi hỏi người làm thương hiệu phải có những chiến thuật hợp lý ở từng giai đoạn, sự đam mê, học hỏi và sáng tạo không ngừng trong công việc. Trong thời đại internet bùng nổ ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến xây dựng thương hiệu trực tuyến nhưng đa số các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở tư duy làm sao có website thật đẹp, thật bắt mắt… hoặc thậm chí họ còn suy nghĩ rằng “đối thủ có trang web thì mình cũng có trang web”, hoặc suy nghĩ đơn giản rằng với việc đặt banner trên trang web có lượng truy cập lớn, thực hiện các chiến dịch CPM, CPC, CPA, CPS… là doanh nghiệp đang xây dựng thương hiệu trực tuyến.

Xây dựng thương hiệu trực tuyến chỉ thật sự hiệu quả và tiết kiệm khi doanh nghiệp sử dụng đúng kênh truyền thông; biết làm cho website của mình xuất hiện đúng lúc khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thông tin; nội dung trang web cung cấp những thông tin hấp dẫn, có ý nghĩa và lôi cuốn người đọc, có giá trị cho người dùng... nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa thương hiệu cả về lượng và về chất. Có được lượng người truy cập ổn định thường xuyên ghé thăm website cũng chính là tạo ra được lượng khách hàng ủng hộ thương hiệu của doanh nghiệp, điều đó góp phần làm nên sức mạnh của thương hiệu.

Có nhiều giải pháp xây dựng thương hiệu tùy theo mục đích, điều kiện, ưu nhược điểm, các nguồn lực của doanh nghiệp và tầm nhìn của chủ doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu trực tuyến là một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm, đáp ứng được yêu cầu của marketing hiện đại. Công ty Ba Thành cung cấp giải pháp sử dụng kênh truyền thông trực tuyến (internet) để xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm đem lại cho doanh nghiệp lượng lớn khách hàng thông qua trang web.

Chia sẻ Facebook



THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP