HTG.VN: Kênh quảng cáo và công cụ tìm kiếm HTG TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO - HƯNG THỊNH
LuatManhDuc.com - law.hungthinhgroup.net - smi
HTG.VN - Thuê tài - Thuê xe - BaThanh.Net
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

Lỗi không do tài xế

Ngoại trừ một số trường hợp chạy ẩu còn đa phần không ai muốn lưu thông trên đường mà không tuân thủ biển báo, đèn tín hiệu. Tuy nhiên, nhiều bác tài bị thổi phạt mà không tâm phục, khẩu phục. Sự rối rắm, khó hiểu của hệ thống biển báo trên nhiều tuyến đường như đánh đố, khiến không ít người lái xe bị phạt oan ức.

Tuân thủ biển báo nhưng đã bị phạt và suýt gây tai nạn

Tôi là một lái xe không chuyên nghiệp, mua được xe hơi để dùng trong gia đình khi cần đi xa. Sau khi có giấy phép lái xe, lái xe trên đường, tôi luôn tự nhắc mình chấp hành các biển báo, trong đó có biển báo về tốc độ nhưng đã bị phạt.

Từ sau khi bị phạt, khi lái xe tôi càng tập trung chú ý tìm xem biển báo hạn chế tốc độ ở đâu để tuân thủ cho đúng, tránh gây tai nạn, tránh bị phạt. Nhưng đã có lần tôi suýt gây tai nạn vì vừa lái xe vừa phải chăm chú tìm các biển báo. Và tôi đã thấy một thực tế rất nguy hiểm về các biển báo hạn chế tốc độ đặt bên đường.

Cách đặt biển báo giao thông của ta chỉ có các lái xe chuyên nghiệp thường đi trên các đoạn đường đã qua nhiều lần mới biết, còn lái xe không chuyên nghiệp, đi qua những con đường mới đi lần đầu thì giống như một sự đánh đố. Rất nhiều người bị phạt đi quá tốc độ và có thể có cả những tai nạn đã xảy ra vì lý do này.

Bẫy giao thông

Biển báo nhỏ, khuất tầm nhìn, chỉ dẫn trên mặt đường khác với biển báo. Nếu ai không thuộc đoạn đường này, gặp tình trạng giống như tôi cũng sẽ phạm luật mà thôi. Tình huống này có khác gì một cái bẫy.


Biển báo hướng dẫn đường kiểu này không tài nào vừa chạy vừa đọc

Việc biển báo quá phức tạp khiến không ít tài xế, đặc biệt những người từ tỉnh khác đến, dễ bị “dính bẫy”. “Các tài xế ở tỉnh lên, không thuộc đường, vừa canh xe, vừa xem biển báo chỉ có nước khóc ròng vì không xuể. Vừa nhìn bảng, vừa nhìn giờ, tính toán xem có quẹo được không thì với 2 con mắt và 1 cái đầu không làm nổi”.

Liên quan đến vạch sơn chỉ dẫn, nhiều bác tài sau khi bị phạt, do quá tin các mũi tên chỉ dẫn vẽ dưới đường, đã chỉ nhau kinh nghiệm tránh bị phạt bằng cách đi vào làn đường ở giữa và nhìn bảng chứ không nên nhìn hướng dẫn dưới đường.

Một “bẫy” khác khiến nhiều bác tài bị phạt oan là vạch liên tục. Với những lái xe kinh nghiệm ôm vô lăng nhiều năm cũng không thể chạy mà không cán vạch liên tục. Tất nhiên, lỗi cán vạch liên tục chỉ là lỗi nhỏ, nhưng CSGT thì lại hay có mặt tại những nơi "hiểm" này.

Không biết đi đường nào và không biết lỗi gì?

Đoạn đường cho phép xe ô tô chạy 80 km/giờ nhưng đột ngột xuất hiện biển báo chỉ còn 40 km/giờ mà trước đó không có biển báo giảm tốc độ. “Do thay đổi tốc độ đột ngột, nhiều tài xế điều khiển xe đến đây phải thắng chúi nhủi mà vẫn vượt quá tốc độ cho phép”. Khó chịu nhất là ở xa lộ Hà Nội dù được mở rộng từ 48 m lên 113,5 - 153,5 m (tùy đoạn) và theo thiết kế cho xe chạy đến 80 km/giờ, nhưng có đoạn, có đến cả chục làn xe nhưng biển báo chỉ cho chạy với tốc độ 30-50 km/giờ (tùy phương tiện, tùy đoạn đường). Anh Dân Tài Xế bức xúc: “Quy định tốc độ như thế khác nào cái bẫy. Nếu chạy đúng tốc độ này thì cần gì đầu tư làm đường cho tốn tiền?”.

Để giảm tải lượng xe ứ đọng tại các giao lộ, Sở GTVT cải tạo lại mặt đường, thiết kế các tiểu đảo tách làn xe rẽ phải cho đi vào làn đường riêng. Khi hình thành tiểu đảo, đèn tín hiệu lưu thông vẫn ở chỗ cũ tức là trên tiểu đảo và trước dòng xe rẽ phải. Tuy nhiên, việc xử phạt mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên cách hiểu và phạt của phía CSGT không đúng, làm mất ý nghĩa to lớn kia nên cũng giảm hiệu quả giải tỏa ùn ứ.

Lỗi quên xi nhan là lỗi phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nhưng nếu bị phạt lỗi này ở những giao lộ rõ ràng thì còn dễ hiểu; đằng này, ở một số nút giao nhau khó nhận biết "là đang đi thẳng hay rẽ", nhiều người đi đường ngơ ngác vì bị nhắc nhở, nộp phạt vì “quên xi nhan”.

Bất hợp lý biển báo

Rất nhiều biển báo bị che khuất, biển báo chi chít chữ… và đặc biệt biển báo phân làn “lạ”. Cụ thể, thay vì cho làn xe 4 bánh rẽ trái đi sát lề trái, xe rẽ phải đi sát lề phải để không cắt đầu phương tiện đang lưu thông thẳng thì ở đây quy định ngược lại; nhưng nếu ai sợ không đi kiểu nguy hiểm này là dễ “ăn” ngay biên bản của CSGT.

Biển hướng dẫn làn đường đặt quá gần với giao lộ, nhiều tài xế đi thẳng, chạy gần đến giao lộ trên mới nhìn thấy biển hướng dẫn thì chuyển làn không kịp nữa vì làn đường dành cho ô tô đi thẳng thường nối đuôi kéo dài. Vậy là bác tài “ăn” luôn biên bản, đơn giản: phía bên kia giao lộ CSGT thường trực sẵn…

  
Biển báo khó hiểu trên đường Nguyễn Văn Linh

Phổ biến mà cũng là phản ảnh của nhiều người dân nhất chính là biển báo hình tròn, màu xanh da trời vẽ chiếc xe gắn máy và một mũi tên thẳng, một mũi tên ngang. Bên dưới hình vẽ này có dòng chữ: “Xe gắn máy khi rẽ trái: đi thẳng đến điểm dừng và rẽ”. Biển báo rõ to, ai đi đường cũng có thể trông thấy, nhưng nếu chưa bị phạt một lần thì không biết điểm dừng và rẽ ở chỗ nào để thi hành.

Biển báo cho... người đi bộ

Biển báo tốc độ 5 km/giờ, gây bức xúc cho người điều khiển phương tiện giao thông, vì quy định vậy chẳng khác gì bắt họ phải xuống xe… dẫn bộ. Một số tài xế cho biết, với tốc độ quy định bất hợp lý như vậy, xe máy chạy còn khó “đạt” huống chi ô tô. Tất cả các xe lưu thông qua đây không xe nào tuân thủ nổi quy định của biển báo này, dù chạy rất chậm nhưng tối thiểu vẫn 20 km/giờ. CSGT mà bắn tốc độ ở đây thì tài xế... "chết chắc". Muốn đảm bảo quy định này, các bác tài phải xuống đẩy bộ, vừa chạy vừa ngừng và nếu chấp hành quy định này xe cộ qua trạm thu phí sẽ ùn tắc. Thiết nghĩ cơ quan chức năng chỉ cần gắn biển báo “đi chậm” hoặc biển “Chú ý - đoạn đường thường xảy ra tai nạn” có lẽ phù hợp hơn.

Bẫy biển báo tốc độ

“Tui dám chắc 10 người lái xe trên quốc lộ 1 thì hết cả 10 bị ức chế, bức xúc vì biển báo tốc độ. Quy định gì mà kỳ quá, đường trống thì bắt chạy chậm, nhiều khúc nguy hiểm thì cho chạy nhanh. Mới cho chạy 80 km/giờ chút xíu lại xuống 50 km/giờ liền...”. Quy định về hạn chế tốc độ trên QL1 hiện nay “như cố tình gài bẫy tài xế vậy”.

Gọi là khu đô thị nhưng đường sá rộng thênh thang và hầu như không có nhà dân, lượng xe thì thưa thớt, lác đác vài chiếc lưu thông. Vậy mà, quy định tốc độ giới hạn cho phép ở khu vực này chỉ có 40 km/giờ. Mỗi lần chở khách đi qua đây, hầu như ai cũng thắc mắc sao đường rộng, vắng vẻ mà chạy như rùa bò vậy?

Trong khi đó, có những đoạn đường cực kỳ nguy hiểm lại không có biển báo hạn chế tốc độ. “Dù biển báo cho chạy mát ga, nhưng thực tế không tài xế nào chạy được 70 km/giờ qua đoạn đường này”.

Biển báo hết thị trấn được dựng lên, nhưng phải đi gần 2 km nữa mới có biển hướng dẫn cho phép chạy 70 - 80 km/giờ. Về lý thuyết, từ nơi có biển báo hết thị trấn, xe có thể chạy tối đa đến 80 km/giờ. “Nhưng không phải vậy anh ơi. Rất dễ bị CSGT bắn tốc độ nơi đoạn đường gần 2 km này. Chưa thấy biển báo 70 - 80 km/giờ không tài xế nào dám vượt tốc độ 50 km/giờ khi qua đây”.

Không có biển cấm, vẫn cấm?

Trên đoạn đường tôi đã đi không hề có biển báo cấm, tôi đã rẽ ở ngã ba cũng không hề có biển báo nhắc lại. Người tài xế đi trên đường thì họ chỉ biết nhìn vào biển báo mà chấp hành, chứ nói họ là theo quy định này quy định khác thì khác nào đánh đố nhau.

Một kiểu biển báo “bẫy” khác là bị che khuất bởi các chướng ngại vật hoặc cây xanh. Cụ thể như tại khu vực đường vòng dưới chân gầm cầu Long Biên, thay vì đặt biển cấm đi ngược chiều dẫn lên cầu tại vị trí trên vỉa hè bên tay phải thông thoáng và cực kỳ dễ quan sát, thì cơ quan hữu trách lại cho cắm biển cấm bên tay trái và “núp” sau mấy thân cây cổ thụ.

Một biển báo, nhiều cách hiểu và bắt buộc phạm luật

Tình trạng "đa nghĩa" và "đá nhau" của hệ thống biển báo tải trọng cầu đường khiến tài xế lâm vào cảnh bị tuýt còi bất kỳ lúc nào.

Ít nhất 80% xe chở container hiện nay luôn trong tình trạng quá tải, nhiều trường hợp xe chỉ chở vỏ container cũng đã quá tải và bị xử phạt. Đứng trước một biển báo tải trọng, mỗi tài xế có cách hiểu và ứng xử khác nhau, CSGT cũng lấn cấn giữa chuyện phạt hay tha. Chẳng hạn, cầu gắn biển báo 25 tấn thì có nơi hiểu là chỉ cho phép một chiếc xe 25 tấn qua cầu, có nơi lại hiểu là cho phép một đoàn xe 25 tấn qua cầu với khoảng cách và tốc độ cho phép. Điều này dẫn tới cùng một hành vi nhưng có tài xế bị "tuýt còi" có tài xế không bị. Thực tế, vào giờ cao điểm, cầu Sài Gòn, cầu Đồng Nai phải gánh chịu cả ngàn tấn thì tại sao lại xử phạt xe trên 25 tấn qua cầu vì lỗi quá tải trọng cầu? Bất cập là ở chỗ dù nằm trong phạm vi cho phép theo quy định quốc tế, song khi vận chuyển container bằng đường bộ lại đương nhiên vi phạm pháp luật VN. Nếu 80% số lượng xe vi phạm này phải xin giấy phép lưu hành đặc biệt theo đúng quy định thì các DN vận tải sẽ không còn thời gian để kinh doanh, bởi thủ tục xin giấy phép rất nhiêu khê.

Đánh bẫy lái xe và gây ức chế cho người dân

Khi xe chạy đến giữa con đường, mọi người nhìn thấy tấm biển báo đường một chiều! Khi nhìn thấy biển báo này, nhiều người đi xe gắn máy và ô tô bất ngờ, thắng xe lại… nhìn nhau và tiếp tục cho xe chạy tiếp. “Dù biết là đường cấm, nhưng họ bắt buộc phải chạy tiếp thôi, vì không biết cho xe đi hướng nào, khi một bên là khu dân cư, bên kia là hố sâu ngăn cách hai chiều, còn quay đầu lại thì cũng đi ngược chiều”. Biển báo giao thông ở VN hiện nay đầy rẫy bất cập và khó hiểu.

  
Biển báo cấm đi ngược chiều vô bổ trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Q.7)

Chỉ tay về phía tấm biển cấm đặt “vô duyên” giữa tuyến đường, anh Dân ngao ngán: “Có lẽ biết biển cấm tréo ngoe như vậy nên mấy anh CSGT cũng ít khi đứng đây phạt. Chứ nếu bị phạt thì tài xế chẳng cãi gì được!”.

Cứ đóng phạt còn chuyện kiến nghị thì cứ kiếm mấy ông công chánh

Rất nhiều tài xế xe chở khách du lịch nước ngoài loại 45 chỗ bị phạt vì hành vi lấn trái hoặc chạy sai tuyến ở đoạn từ ngã tư Thủ Đức (TP.HCM) đến Biên Hòa (Đồng Nai) và ngược lại. Theo các tài xế, nguyên nhân là do sự bất hợp lý trong việc cắm biển báo tốc độ và phân làn xe.

QL1A đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến cổng khu công nghiệp Amata đường rất rộng, nhưng lại để biển báo tốc độ 40 km/giờ. Trong khi đó, đoạn từ Hố Nai về đến ngã ba Dầu Giây đường chật, người đông lại có những biển báo cho phép xe chạy ở tốc độ 70 km cho xe tải và 80 km cho xe con. Như vậy là bất hợp lý”. Anh Khôi - tài xế một công ty du lịch kể: “Khi đóng phạt vì tội lấn trái, tôi có nói với CSGT về bất hợp lý của biển báo tốc độ nhưng họ bảo rằng cứ đóng phạt còn chuyện kiến nghị thì cứ kiếm mấy ông công chánh”.

Một số lỗi thường bị phạt hiện nay

1. Không cài dây an toàn với người lái ô tô, người ngồi hàng ghế bên cạnh lái xe.

2. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: chạy đè vạch liền, lấn làn hay xảy ra ở những nơi đông xe, làn đường hẹp, vào khúc ngoặt.

3. Quên xi nhan, đèn tín hiệu khi rẽ đối với xe máy. (Bên cạnh đó, người điều khiển ô tô đôi khi cũng mắc phải lỗi tương tự vì đèn xi nhan tự nhả khi trả lái mà không nháy xi nhan tiếp).

4. Không đội mũ bảo hiểm với xe gắn máy, lỗi không cài dây mũ theo đúng quy định, đội mũ bảo hộ lao động.

5. Ô tô đi sai làn đường xảy ra phổ biến khi làn đường đột ngột thay đổi chức năng từ đi thẳng thành quay đầu hoặc rẽ trái, rẽ phải.

Chia sẻ Facebook



THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP