HTG.VN: Kênh quảng cáo và công cụ tìm kiếm HTG TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO - HƯNG THỊNH
LuatManhDuc.com - law.hungthinhgroup.net - smi
HTG.VN - Thuê tài - Thuê xe - BaThanh.Net
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

Franchise - Kinh doanh nhượng quyền

Mua franchise cần lưu ý gì?

Nhượng quyền thương mại (NQTM) được xem là hình thức đầu tư hiệu quả và an toàn trong kinh doanh. Đây là cơ hội mới cho những ai muốn chiếm lĩnh thị trường, phát triển thương hiệu một cách nhanh chóng. Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán nhượng quyền thương mại là xu thế tất yếu của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, không có gì là xa vời nếu một ngày nào đó bỗng chốc bạn muốn “sở hữu” một cửa hàng đóng mác “Thương Hiệu Doanh Nghiệp” hay “Ba Thành”. Chỉ cần bạn lưu ý một số điều cơ bản sau:

Franchise là gì?

A. Pháp lý, hợp đồng

Franchise đang là thời sự nóng, nhưng luật lệ kinh doanh nhượng quyền chưa lường hết các mối quan hệ phức tạp trong franchise. Do đó, cả bên bán lẫn bên mua franchise đều cần sự am hiểu và thận trọng cần thiết trước khi đặt bút ký vào một hợp đồng mua – bán franchise.

1. Hãy đọc tài liệu mà người bán franchise phải công bố cho người mua franchise (Uniform Franchise Offering Circular – viết tắt là UFOC). Bạn sẽ biết thêm về lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu định mua, cách thức đào tạo nhân viên cũng như chiến lược marketing, tất cả các loại “tiền” mà bạn phải trả. Những gì “khám phá” đi học UFOC có thể giúp bạn loại bớt những hợp đồng không tiềm năng.

2. Hoạt động NQTM phải được lập thành hợp đồng theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam, cụ thể là Nghị định của Chính phủ quy định về franchise. Hợp đồng franchise cơ bảnphải căn cứ theo Luật Thương mại.

3. Bên nhượng quyền phải lập bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất 15 ngày trước khi ký hợp đồng. Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Thương mại quy định và công bố.

4. Khi soạn thảo hợp đồng phải hết sức cẩn trọng, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Có 4 rủi ro cho hợp đồng franchise, đặc biệt là khi không đăng ký. Đó là khả năng vô hiệu hợp đồng, không lấy được tiền bản quyền, không tính được phí chuyển nhượng và phạt hợp đồng.

5. Hợp đồng luôn được soạn thảo bởi bên bán franchise nên có khuynh hướng bảo vệ lợi ích của chủ thương hiệu. Do đó, người mua franchise nên thông qua  một văn phòng luật sư để được tư vấn hoặc hỗ trợ đàm phán các hạng mục trong hợp đồng trước khi quyết định ký.

6. Nghiên cứu kỹ các điều khoản trong hợp đồng: quy định về địa điểm, đầu tư, vận hành sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, kiểm tra, bảo trì, bảo hiểm tài sản, nhân viên… Từ đó đối chiếu lại với các điều kiện của mình để đưa ra câu hỏi cho nhà nhượng quyền và  lắng nghe trả lời.

7. Phân biệt rõ hợp đồng franchise hay chỉ là hợp đồng cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ, hợp đồng thương mại… để có những quy định cụ thể và xác định cơ quan Nhà nước sẽ phải đến để đăng ký hợp đồng.

8. Nhất thiết phải đăng ký hợp đồng tại các cơ quan Nhà nước để đảm bảo giá trị. Chẳng hạn, hợp đồng franchise thuộc  loại chuyển giao công nghệ sẽ phải đến đăng ký tại Bộ Công nghiệp.

9. Khi liên quan đến bất cứ những gì ràng buộc về pháp lý thì nội dung phải trình bày rõ ràng. Người mua nên đọc kỹ từng chữ và hiểu rõ nội dung hợp đồng.

10. Khi đàm phán nên tập trung vào những hạng mục có tiềm năng đàm phán được. Các hạng mục sau đây được xem là rất khó đàm phán: Phí franchise ban đầu, phí duy trì thương hiệu hàng tháng, thời hạn hợp đồng, các điều khoản hủy bỏ hợp đồng…

11. Tất cả những hạng mục mà bên bán franchise đồng ý điều chỉnh hay bổ sung (nếu có) phải được chỉnh sửa, cập nhật cẩn thận đến từng chữ, từng dòng.

12. Khi ký tên vào hợp đồng, người mua franchise nên ghi rõ ngày ký phía dưới bên cạnh chữ ký.

13. Trong quá trình hoạt động, bạn phải tuân thủ việc giữ uy tín và sự thống nhất của hệ thống, nếu không, bạn sẽ bị kiện vì vi phạm bản quyền.

Xem ra những lưu ý trên đây rất có ích cho người mua franchise!

B. Vốn đầu tư

Thông thường, doanh nghiệp franchise chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về quy trình quản lý, quảng bá thương hiệu… hầu như mọi chi phí khác đều do bên mua franchise đảm nhiệm. Những chi phí đó có thể lên rất cao mà đôi khi phải mấy năm mới khấu hao hết. Vì vậy, trước khi muốn mua franchise, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ tất cả các khoản chi phí để có quyết định đúng đắn.

- Phí nhượng quyền ban đầu: phí hành chính chuyển giao công thức kinhh doanh, đào tạo, hỗ trợ chọn địa điểm. Nó không bao gồm việc cung cấp những vật dụng cố định, đồ đạc hay bất động sản. Bên mua franchise phải thanh toán một lần và không được hoàn lại.

- Phí hàng tháng: duy trì sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, dịch vụ hỗ trợ… Mức phí do các bên thỏa thuận, thường dựa trên một tỉ lệ phần trăm của doanh số bán, cũng có thể là một con số cụ thể.

- Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực: chi phí để vận hành doanh nghiệp mới thành lập, bao gồm: mua sắm các máy móc, thiết bị, mua hàng trữ sẵn trong kho.

-Chi phí hoàn tất tài liệu pháp lý.

- Chi phí quảng cáo: nhiều người mua franchise buộc phải đóng góp thường xuyên vào ngân quỹ quảng cáo cho bên bán franchise, trong khi bên này được toàn quyền quyết định quản lý, sử dụng ngân quỹ.

Theo tính toán, để mở một franchise doanh nghiệp cần khoảng 200.000 USD (giá trung bình tại thời điểm 2007), trong đó, chi phí khởi sự khoảng từ 10 – 25.000 USD. Ví dụ phí chuyển nhượng một cửa hàng kem Carvel của Mỹ là 25.000 USD, Carvel lưu động là 15.000 USD.

Tuy nhiên, đối với những thương hiệu có kế hoạch phát triển mạnh thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ không dưới 25.000 USD để thực hiện mục tiêu của mình. Chẳng hạn để mua franchise của phở Hòa (một thương hiệu khá nổi tiếng ở nước ngoài do Việt Kiều làm chủ) người đăng ký phải có tối thiểu 350 ngàn USD để đầu tư. Hoặc nếu muốn làm chủ một nhà hàng fastfood nổi tiếng McDonald’s, bạn phải trả phí franchise khoảng 150 ngàn USD (không được vay mượn). Tuy nhiên, tổng chi phí thực tế có thể từ 430 ngàn đến 750 ngàn USD. Số tiền này dành cho việc xây cất nhà, mua sắm các trang thiết bị… Thông thường, 40% tổng chi phí phải trả là tiền tự có (không đi vay).

Phí nhượng quyền của các thương hiệu Việt Nam hiện nay (2007) chỉ khoảng 10.000 USD/cửa hàng, khá thấp so với mua franchise từ các nước khác. Tổng chi phí đầu tư cho cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam khoảng 50-60 ngàn USD bao gồm phí nhượng quyền, chi phí xây dựng cải tạo mặt bằng, mua sắm trang thiết bị. Tương tự, để làm chủ một cửa hàng bánh Kinh Đô, phải đảm bảo số vốn 700 triệu đến 1 tỉ đồng.

Thông thường các công ty franchise có sẵn một khoản vay lợi tức thấp cho doanh nghiệp mở franchise (các khoản trả chậm và hỗ trợ tài chính). Chẳng hạn thương hiệu bán lẻ 7-Eleven’s có chương trình “Tự mình làm chủ” hỗ trợ doanh nghiệp. Nếu chỉ mở franchise là một cửa hàng nhỏ hoặc một kios thì giá trung bình là 3.000-5.000 USD.

Bạn có thể vay vốn ngân hàng khi nhận quyền thương mại từ đối tác khác. NQTM có độ rủi ro không lớn như tự đầu tư nên rất được ngân hàng quan tâm. Đây là một lợi thế từ franchise.

C. Địa điểm

Yếu tố vị trí hay địa điểm mặt bằng kinh doanh đóng vai trò quyết định trong việc thành bại. Cho dù mô hình kinh doanh của hệ thống franchise có tuyệt vời đến đâu, nếu chọn sai vị trí thì gần như sẽ nắm chắc thất bại. Một vị trí thuận lợi cần đảm bảo ít nhất các đặc điểm sau:

- Dễ thấy, dễ tìm: Nếu khách hàng không nhìn thấy bảng hiệu từ xa, họ sẽ không tìm ra cửa hiệu nên có thể sẽ đi luôn hoặc trầm trọng hơn là đi nhầm vào cửa hàng khác. Và hầu hết những người khách “đi nhầm” này sẽ trở thành khách hàng trung thành của đối thủ cạnh tranh!

- Thuận tiện: Nhiều cửa hiệu rất đẹp, rất tốt nhưng nằm ở vị trí không thuận tiện nên thất bại hoặc không thành công như mong muốn. Cửa hiệu tọa lạc trên con đường một chiều (đặc biệt là bên luồng đường xe hơi) sẽ gây khó khăn cho khách hàng đi xe gắn máy. Bãi giữ xe cũng là một yếu tố quyết định, nhất là đối với Việt Nam.

- “Hàng xóm” tốt và phù hợp: Một nhà hàng cao cấp thì không thể nằm trong một khu vực quá bình dân hoặc ngược lại.

- Tâm lý khách hàng: Khách hàng có khuynh hướng ngại đến các nhà hàng, dịch vụ giải trí nằm gần các cơ quan chức năng hay cộng đồng như công an phường, tòa án, bệnh viện, trường học, nhà trẻ…

- Số lượng cửa hàng cùng thương hiệu: Quá nhiều cửa hàng nhượng quyền của một thương hiệu cùng tọa lạc trong một khu vực sẽ dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt và hiệu quả kinh doanh không cao.

Thông thường, song song với việc hỗ trợ đào tạo nhân viên, bên bán franchise sẽ hỗ trợ tìm địa điểm bằng cách tư vấn khu vực nào thích hợp với mô hình của mình, khảo sát mặt bằng… Và nếu đánh giá mặt bằng đó không thích hợp thì dù hai bên có đàm phán sâu tới đâu cũng chưa thể đi đến quyết định cuối cùng được.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về franchise. Tuy đơn giản nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình lựa chọn và mở một cửa hàng nhượng quyền. Điều quan trọng là cách thức mà bạn quản lý, điều hành cửa hàng ấy như thế nào, cũng như sự hợp tác giữa bạn và phía nhượng quyền vì sự thống nhất và uy tín của thương hiệu, để cùng tạo sự tăng trưởng vững mạnh cho thương hiệu đó.

20 câu hỏi mở đường đến địa điểm tốt nhất

Việc tìm kiếm được địa điểm phù hợp với đặc điểm hoạt động sẽ mang lại thành công bước đầu cho chặng đường kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, trong thời điểm sơ khai đó, làm sao bạn có thể biết được thế nào là phù hợp và thậm chí khi đứng trước một số địa điểm mà bạn cho rằng đã ưng ý thì nơi nào là phù hợp và thậm chí đứng trước một số địa điểm mà bạn cho rằng đã ưng ý thì nơi nào sẽ là hợp lý hơn cả? Với mỗi địa điểm, bạn hãy trả lời 20 câu hỏi dưới đây, có thể bạn sẽ chọn được nơi tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

1. Khu vực mà địa điểm đó hiện diện có phù hợp hoạt động kinh doanh của bạn?

2. Diện tích có đủ rộng? Có đủ phòng để đáp ứng yêu cầu của hoạt động? (ví dụ hoạt động nhà hàng phải có khu vực để nấu nướng, khu vực bày biện đồ ăn, nhà vệ sinh…)

3. Địa điểm đó có phù hợp với các yêu cầu thiết kế? (điều này đặc biệt phải cân nhắc với những cửa hàng franchise bởi tính lệ thuộc vào những quy định về hình ảnh).

4. Có cần phải sửa sang lại?

5. Hệ thống điện, nước, nấu nướng, điều hòa, thông gió… đã được trang bị đầy đủ hay phải sửa chữa hoặc lắp đặt mới?

6. Những điều khoản trong hợp đồng thuê địa điểm có thuận lợi?

7. Việc đi lại từ nhà bạn đến địa điểm đó có dễ dàng?

8. Bạn có thể tìm được những nhân viên giỏi trong khu vực đó?

9. Địa điểm có gần với nơi ở tập trung của đối tượng khách hàng chính? Mật độ dân số có đủ tiêu thụ mức cung của bạn?

10. Tính chất kinh doanh của khu vực đó có phụ thuộc vào mùa? (Có hai lý do phải đặt câu hỏi này: Một là, với bạn, nếu đó là khu vực kinh doanh theo mùa thì phải biết cân đối công việc cho phù hợp với mùa cao điểm và thấp điểm. Hai là, với người tiêu dùng, nếu công việc của họ theo mùa thì mức thu nhập của họ sẽ thay đổi, điều này dẫn đến mức cầu của họ cũng thay đổi).

11. Nếu bạn chọn địa điểm khá hẻo lánh so với đối tượng khách hàng chính thì bạn có thể thực hiện quảng cáo rầm rộ để đối tượng nhận thức được cửa hàng hay không?

12. An ninh nơi đó có đảm bảo? Hàng xóm như thế nào?

13. Bên cạnh ánh sáng trong cửa hàng, hệ thống đèn chiếu sáng ở bên ngoài (đường phố) có đảm bảo thu hút khách hàng vào buổi tối, có tạo cho họ cảm giác an tâm khi đến khu vực đó?

14. Những cửa hàng lân cận có hấp dẫn với khách hàng của bạn? (Bởi người tiêu dùng thường có thói quen đến những nơi có thể đáp ứng nhiều nhu cầu của họ nhất).

15. Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực đó? Nếu có, bạn tự tin sẽ thành công khi hoạt động trong tình hình cạnh tranh như thế hay không?

16. Có tiện cho khách hàng tiềm năng đến cửa hàng của bạn?

17. Điều kiện sân bãi giữ xe có đủ đáp ứng?

18. Dịch vụ vận chuyển công cộng (taxi, xe buýt…) có dễ dàng di chuyển trong khu vực đó?

19. Nhà hàng cung cấp của bạn có thể giao hàng tại khu vực đó dễ dàng?

20. Trường hợp bạn sẽ mở rộng trong tương lai thì nơi đó có khả năng đáp ứng sự phát triển hay không?

D. Nhân sự

Thu hút và giữ chân những nhân viên có năng lực và trung thành đang là một vấn đề rất lớn mà các cửa hàng mua franchise phải đối mặt. Phải làm gì để có thể tuyển dụng và xây dựng mối quan hệ làm việc lâu dài với nhân viên thay vì phải gánh chịu tổn thất do quan hệ “gãy gánh giữa đường”?

Tìm kiếm nhân viên mới

Giữ chân nhân viên – Chìa khóa của sự thành công

Nhân viên A báo nghỉ bệnh, nhân viên B xin đi trễ, quản lý C vừa nghỉ việc để làm cho một cửa hàng khác… Hiện tượng trên có quen thuộc và hay xảy ra với cửa hàng của bạn không?

Những nhân viên mới đây cho thấy người quản lý cửa hàng franchise thường chịu tổn thất gấp 1,5 lần khi nhân viên bỏ việc so với chi phí phải trả cho một nhân viên hiện tại. Tổn thất từ việc nhân viên chuyển đổi công việc bao gồm chi phí và thời gian tuyển dụng huấn luyện, giảm sút doanh thu, mất mối quan hệ, cộng với sự thiếu tin tưởng của khách hàng đối với người mới. Đồng thời, việc thay thế nhân viên còn làm giảm năng suất lao động chung của cả một tập thể khi một người mới chưa bắt kịp với guồng máy đang có sẵn. Chưa hết, nếu như nhân viên ấy bước chân vào một công ty đối thủ thì sự việc có lẽ còn tồi tệ hơn.

Việc giữ chân và tạo tinh thần hưng phấn làm việc cho nhân viên là hai trong số các bài toán phức tạp nhất dành cho người quản lý cửa hàng franchise. Có muôn vàn lý do để một nhân viên quyết định “dứt áo ra đi”, nhưng thông thường đều bị tác động bởi ba yếu tố gồm: chế độ lương thưởng, thái độ tôn trọng và mức độ thỏa mãn công việc.

- Chế độ lương, thưởng: bao gồm lương căn bản, phụ cấp hoa hồng, những quyền lợi, cơ hội học hỏi, chế độ nghỉ ngơi và những cơ hội thăng tiến.

- Thái độ tôn trọng: thái độ đối xử của người quản lý cửa hàng franchise và các đồng nghiệp, môi trường làm việc, sự lắng nghe và đón nhận những ý kiến đóng góp.

- Mức độ thỏa mãn công việc: trách nhiệm, mục tiêu công việc rõ ràng và có triển vọng cho tương lai hay không?

Người quản lý cửa hàng franchise nào đang gặp khó khăn với hiện tượng nhân viên “dứt áo ra đi” cần phải xác định yếu tố nào  trong ba điều trên đã ảnh hưởng đến nhân viên và cần lên kế hoạch để giải quyết ngay. Điều quan trọng là phải tìm cách khơi gợi lại lòng trung thành và tạo sự gắn bó cùng nhau trong một tổ chức. Thông thường, việc phát triển đội ngũ nhân sự đều do bên mua franchise phụ trách, bên bán frachise chỉ đóng vai trò là nhà tư vấn.

Một trong những lý do dẫn đến nhân lực không ổn định nữa là do người chủ cửa hàng franchise đã không hàn thành tốt quy trình tuyển dụng ngay từ đầu. Thông thường, do quá nôn nóng tìm kiếm nhân viên mà chủ cửa hàng franchise thường “nhảy rào” từ phỏng vấn tìm hiểu ứng viên sang cố gắng tuyển dụng một người. Giải pháp để tránh rơi vào tình trạng gấp gáp này là sử dụng hình thức phỏng vấn khả năng cư xử (Behavioral interview). Đây là một kỹ năng phỏng vấn giúp người tuyển dụng thu nhận thông tin liên quan đến những hành vi trong quá khứ và hiện tại của ứng viên bằng những câu hỏi tình huống để dự liệu những hành vi tương tự trong tương lai. Những thông tin này không bao giờ xuất hiện trên tờ đơn xin việc mà chỉ có thể nắm bắt được trong quá trình phỏng vấn. Đồng thời tại đây, người chủ sẽ nắm rõ những thông tin liên quan đến quá trình học vấn, kinh nghiệm làm việc của ứng viên và tìm hiểu những mong muốn về điều kiện làm việc trong tương lai.

Giữ nhân viên giỏi

Theo đặc thù của franchise, việc giữ nhân viên hầu hết là do ảnh hưởng của môi trường văn hóa làm việc của cửa hàng, cụ thể chủ franchise cần lưu ý những điểm sau:

- Tạo một môi trường làm việc năng động với những vật dụng sạch sẽ ngăn nắp, không gian làm việc thoáng đãng rộng rãi, trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, có các phòng chức năng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của nhân viên.

- Khuyến khích nhân viên góp ý kiến xây dựng môi trường làm việc tốt hơn bằng việc trao quyền chủ động cho họ phát huy tinh thần làm chủ trong việc thay đổi môi trường làm việc như mong muốn.

- Bảo đảm có sự giao tiếp hai chiều và thường xuyên giữa nhân viên và người quản lý về các vấn đề liên quan bằng cách trò chuyện trực tiếp hay qua điện thoại, email. Điều này sẽ xây dựng ý thức luôn chia sẻ, xây dựng, đóng góp ý kiến cho nhân viên. Người quản lý giải quyết những vấn đề đang tồn tại, những đòi hỏi cần khắc phục và có những giải thích thỏa đáng cho nhân viên. Hãy là người chủ động lắng nghe, biết đồng cảm và dung hòa môi trường giao tiếp.

- Tán dương sự thành công: bất kỳ sự tán thưởng nào của người chủ cửa hàng franchise đối với những cố gắng của nhân viên cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc. Thành công là một con đường dài vô tận không có điểm cuối cùng và rất cần sự nuôi dưỡng bởi những lời tán dương chân thành. Phải tìm hiểu và xây dựng các chính sách, hình thức khen thưởng nào có tác động tích cực đến mỗi cá nhân, để họ hiểu rõ sự quan tâm của cấp quản lý đến những ý thích nhỏ nhất của mỗi người.

Kinh doanh franchise, có nghĩa chủ cửa hàng franchise đã quyết định bỏ tiền mua về toàn bộ những “điều tinh túy” nhất của một thương hiệu. Để làm ăn có lãi, chủ franchise cần có đội ngũ nhân lực phù hợp để nuôi dưỡng cho “điều tinh túy” luôn ở trạng thái tốt tươi. Đổi lại, ở góc độ của người bán franchise, để duy trì được thương hiệu mình, họ cũng cần rất thận trọng trong việc hành xử của các đơn vị mua nhượng quyền, cụ thể là nhân viên của họ. Do vậy, việc quan tâm đến đội ngũ nhân viên luôn là công việc hàng ngày của tất cả những người làm franchise, có liên quan đến franchise.

Chia sẻ Facebook

Ba Thành

THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP