HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành. Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn đồ gỗ Quốc tế (SMI) - Hotline: 0912822628
Thương Hiệu Doanh Nghiệp là cái tên dễ nhớ, gần gũi và Thương Hiệu là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi hội tụ Thành công - Thịnh vượng - Phồn vinh của các doanh nghiệp. Thương Hiệu Doanh Nghiệp là nơi tôn vinh và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu.

HỒ SƠ VỤ ÁN LAO ĐỘNG

Về việc: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành

Bị đơn: Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế (Viết tắt là Công ty Quốc tế hoặc SMI)

Cơ quan hòa giải lao động: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh

Tòa án sơ thẩm: Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh

Tòa án phúc thẩm: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tranh chấp của vụ án: Tranh chấp về lao động giữa Nguyên đơn và Bị đơn; Tranh chấp về hành chính giữa Nguyên đơn và Cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Chứng minh và chứng cứ: HGV và đại diện của SMI đã thừa nhận SMI không chứng được lỗi của ông Thành thì chỉ cần Biên bản hòa giải lao động và Quyết định số 18/QĐ/2013 của SMI cũng đủ chứng cứ chứng minh SMI đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Tóm tắt nội dung án oan sai: Ông Thành vẫn  hành nghề lái xe hợp pháp sau khi Tòa án phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm chứng minh Tòa án hai cấp đã không căn cứ chứng cứ và tranh luận thấu tình đạt lý của ông Thành mà chỉ căn cứ lý do vô căn cứ và trái pháp luật của Công ty Quốc tế để giải quyết vụ án trái pháp luật theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng.

- Hồ sơ vụ án lao động sơ thẩm số 56/2013/TLLĐ-ST ngày 30/5/2013 và vụ án lao động phúc thẩm số 91/2013/LĐPT ngày 09/12/2013 có tài liệu không hợp pháp nhưng được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án; có tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện của ông Thành là có căn cứ và hợp pháp nhưng bị cố ý bỏ qua theo ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng; không có tài liệu, chứng cứ bổ sung của ông Thành vì Tòa án hai cấp không thực hiện thu thập tài liệu, chứng cứ và Tòa án phúc thẩm không lập biên nhận tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu có căn cứ và hợp pháp của ông Thành.

- Bản án sơ thẩm số 13/2013/LĐ-ST ngày 04/09/2013 và Bản án phúc thẩm số 1186/2014/LĐ-PT ngày 12/09/2014 là các bản án được xét xử trái pháp luật và theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng.


Án oan sai: Ai làm gì được ta?

Tòa án lạm quyền tùy tiện thay đổi thẩm phán phụ nhưng không tuân thủ pháp luật thay đổi người tiến hành tố tụng theo yêu cầu có căn cứ và hợp pháp của đương sự là không công bằng.

Cản trở việc khởi kiện bằng yêu cầu Nguyên đơn cung cấp cho Tòa án bản sao hợp đồng miệng. Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là chứng cứ chứng minh hợp đồng miệng được Nguyên đơn giao nộp cho Tòa án ngay từ khi nộp đơn khởi kiện nhưng Tòa án lại trả lời khiếu nại rằng Nguyên đơn không cung cấp các chứng cứ theo yêu cầu... chỉ là hai trong số nhiều hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền.

Lạm quyền tiếp tay cho lý do trái Điều 87 của Bộ luật lao động của Công ty Quốc tế nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan hòa giải lao động lẩn trốn yêu cầu xử lý kỷ luật theo hình thức bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với những cán bộ có sai phạm và khai trừ đảng đối với những đảng viên có sai phạm.

Ta là Hội đồng xét xử, ta là Thẩm phán, ta là Phó Chánh án, ta là Chánh án, ta làm theo ý chí chủ quan của ta chứ cần gì phải tuân thủ pháp luật, ai làm gì được ta? Ai? Không ai? Vậy thì ta cứ hồn nhiên vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thản nhiên ra quyết định trái pháp luật rất nghiêm trọng và ngang nhiên ban hành bản án trái pháp luật đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án oan sai này là minh chứng cho tuyên bố bất chấp pháp luật của ta.

  
Lý do không được chứng minh là lý do có căn cứ và hợp pháp


Căn cứ Điều 87 của BLLĐ và Điều 80 của BLTTDS thì
ông Thành có quyền và nghĩa vụ không phải chứng minh là mình không có lỗi và
Biên bản hòa giải lao động và Quyết định số 18 là chứng cứ chứng minh SMI đã
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.


“Xe Captival 52LD-4812 máy dầu bị đổ nhầm xăng vẫn chạy bình thường”


Chữ ký trong Quyết định số 18 và Giấy ủy quyền khác nhau


Lốp cũ xe CAPTIVAL của Nhật (MADE IN JAPAN)


Lốp mới xe CAPTIVAL của Thái Lan (THAILAND)


Nhân chứng xác nhận báo giá của mình

(chưa hết thời gian thử việc theo qui định) là nội dung vô hiệu theo quy định của pháp luật
(chưa hết thời gian thử việc theo qui định) là nội dung bị vô hiệu do trái pháp luật

THÔNG TIN MỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUẢNG CÁO - LIÊN KẾT
Võ Thuật


QUẢNG CÁO

0912 82 2628

ĐƠN KHIẾU NẠI
Sửa đổi, bổ sung, hợp nhất
Phần
Không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là hành vi cố ý làm trái quy định của pháp luật

I. BÁC BỎ CÁC LÝ DO KHÔNG ÁP DỤNG BPKCTT

Người lao động (NLĐ) là đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của NLĐ hoặc bảo đảm việc thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 99 của Bộ luật tố tụng dân sự đương nhiên bác bỏ lý do ông Thành không chứng minh được việc không áp dụng BPKCTT có thể gây thiệt hại không thể khắc phục được tại Quyết định số 474.

Nguồn thu nhập của NLĐ là tiền lương. Nguồn chi tiêu cho nhu cầu sống của NLĐ là tiền lương. Quyền làm việc của NLĐ bị tước trái pháp luật thì đương nhiên nguồn thu nhập và nguồn chi tiêu từ tiền lương cho nhu cầu sống của NLĐ bị xâm phạm. Tiền bồi thường tiền lương, quyền sống, quyền an toàn tính mạng, quyền bảo hộ sức khỏe đương nhiên thể hiện nhu cầu cấp bách của NLĐ. Hiến pháp và pháp luật bác bỏ lý do không thể hiện được nhu cầu cấp bách của đương sự để không áp dụng BPKCTT tại Văn bản số 1733.

Thực tế chứng minh Tòa án không xem xét thực tế nhu cầu cấp bách của ông Thành, không cam kết tiến hành tố tụng đúng pháp luật và lý do không áp dụng BPKCTT của Tòa án các cấp sau mỗi lần ra văn bản thể hiện khác nhau theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng chứ không thống nhất theo quy định của pháp luật. Hiến pháp, pháp luật và thực tế đương nhiên bác bỏ quyết định không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT buộc người lao động tạm ứng tiền bồi thường cho ông Nguyễn Đức Thành tại Quyết định số 474.

Biên bản hòa giải lao động là chứng cứ chứng minh Hòa giải viên lao động và đại diện của Công ty Quốc tế đã thừa nhậnkhông chứng minh được lỗi của ông Thành” thì đương nhiên lý do cho ông Thành nghỉ việc là vô căn cứ và trái pháp luật. Tài liệu, chứng cứ rõ ràngtranh luận thấu tình đạt lý của ông Thành càng tăng cường và củng cố vững chắc lý do cho ông Thành nghỉ việc tại Quyết định số 18/QĐ/2013 của SMI là lý do vô căn cứ và trái pháp luật. Công ty Quốc tế tùy tiện cho ông Thành nghỉ việc theo hình thức sa thải tại điểm c khoản 1 Điều 84 và trái Điều 85, Điều 87, điểm b khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động. Tòa án có quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 99 và Điều 119 áp dụng BPKCTT tạm đình chỉ việc sa thải người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 102 và Điều 107 của Bộ luật tố tụng dân sự đương nhiên bác bỏ lý do không áp dụng BPKKTC trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn tại Văn bản số 678.

Quyết định số 18/QĐ/2013 là chứng cứ chứng minh hai bên không thỏa thuận về thời gian thử việc, ông Thành là nhân viên lái xe thì việc làm đương nhiên là lái xe. Chứng cứ này đương nhiên bác bỏ thời gian thử việc của ông Thành là 30 ngày mà Tòa án tùy tiện áp đặt theo ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng. Khoản 8 Điều 3 và Điều 9 của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT giải thích và quy định rõ nghề lái xe là lao động sơ cấp đương nhiên bác bỏ nghề lái xe thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP mà Tòa án lạm quyền áp đặt trái pháp luật. Giả sử có thử việc thì 0 ngày ≤ thời gian thử việc đối với lao động sơ cấp = ? ngày theo thỏa thuận ≤ 6 ngày và tại thời điểm ngày 26/3/2013 đương nhiên là thời gian làm việc chính thức theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP. Không chứng minh được việc làm thử là gì (?) và thời gian thử việc là bao lâu (?) thì thời gian thử việc đương nhiên là 0 ngày và miễn làm thử việc. Pháp luật không quy định NLĐ phải thực hiện nghĩa vụ thử việc, thực tiễn chứng minh miễn thử việc đối với nghề lái xe và ông Thành vẫn hành nghề lái xe hợp pháp sau khi Bản án phúc thẩm quyết định y án sơ thẩm theo ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng và trái pháp luật được ban hành. Yêu cầu áp dụng BPKCTT của ông Thành là buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền bồi thường là phù hợp với khoản 1 Điều 99, khoản 4 Điều 102, Điều 106 của Bộ luật lao động. Vì vậy, các lý do luẩn quẩn, mâu thuẫn, bịp bợp trái pháp luật là lý do các chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện không thể hiện hợp đồng thử việc có thời hạn tại Văn bản số 346 và lý do ông Thành không cung cấp được chứng cứ thể hiện thời hạn hợp đồng thử việc mà cho rằng hợp đồng được giao kết bằng miệng có thời hạn ba tháng tại Quyết định số 20 để không áp dụng BPKCTT đương nhiên bị bác bỏ.

II. SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

Quy định về quyền sống và làm việc tại Hiến pháp năm 2013

Điều 19

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Điều 20

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Điều 34

Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

Điều 35

1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.   

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.

Điều 43

Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật tố tụng dân sự

Điều 99. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.

3. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.

Điều 100. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên toà do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

2. Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Điều 102. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.

10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

Điều 106. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết.

Điều 107. Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động

Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến sa thải người lao động và xét thấy quyết định sa thải người lao động là trái pháp luật hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động.

Điều 116. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

Trong trường hợp do pháp luật quy định, Toà án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 102 của Bộ luật này.

Điều 119. Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều 124. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều 125. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Chánh án Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại Điều 124 của Bộ luật này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.

2. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 123 của Bộ luật này.

3. Tại phiên toà, việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.

MB86

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI BA THÀNH
Địa chỉ: 248/25 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.6899.6850 & 08.6899.6846 - Hotline: 0912 82 2628
Email: info@thuonghieudoanhnghiep.vn